Giáo án Lịch Sử 7 Kiểm tra

Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Tên chủ đề (Nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

(1418 - 1427)

Trình bày diễn biến của trận đánh Chi Lăng - Xương Giang.

Giải thích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam sơn.

Số câu

Số điểm

2/5 câu = 40%

X = 2 điểm

3/5 câu = 60%

X = 3 điểm

Số câu: 1

Số điểm: 5 đ.

= 50%

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

(1428-1527)

Trình bày những nét chính về kinh tế, xã hội thời Lê sơ.

Phân tích nguyên nhân sự cường thịnh của Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ.

Số câu

Số điểm

2/5 câu = 40%

X = 2 điểm

3/5 câu = 60%

X = 3 điểm

Số câu: 1

Số điểm: 5 đ.

= 50%

Tổng số câu.

Tổng số điểm.

Tỉ lệ %.

Số câu: 2/5 + 2/5

Số điểm: 4 đ

40%

Số câu: 3/5

Số điểm: 3 đ

30%

Số câu: 3/5

Số điểm: 3 đ

30%

Số câu: 2

Số điểm: 10 đ

= 100%

Câu 1:(5 điểm). Trình bày diễn biến của trận đánh Chi Lăng - Xương Giang ? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩ lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 2:(5 điểm). Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ? Giải thích nguyên nhân sự cường thịnh của Quốc gia Đại Việt dưới thời Lê sơ?

V.Hướng dẫn chấm, biểu điểm:

Câu Nội dung Điểm

 

Câu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

* Diễn biến của trận Chi Lăng - Xương Giang: (2 điểm).

- Đầu tháng 10/1427, 15 vạn viện binh được chia thành 2 đạo từ Trung Quốc kéo sang. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang

- Ngày 08/10, Liễu Thăng bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng. Phó tướng là Lương Minh lên thay thế tiếp tục tiến xuống Xương Giang, bị nghĩa quân phục kích ở Cần trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt 3 vạn tên. Mấy vạn tên còn lại cố tiến xuống Xương Giang co cụm giữa cáng đồng nhưng bị nghĩa quân tấn công từ nhiều hướgn, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống.

- Cùng lúc đó, Lê lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạch biết Liễu Thăng đã bị giết, hoảng sợ vội rút quân về nước.

- Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở đông Quan khiếp đảm vội xin hoà và chấp nhận mở hội thề đông Quan(10/12/1427) để được an toàn rút quân về nước. Lê Lợi chấp nhận lời xin hoà của Vương Thông, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi.

- Ngày 03/01/1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. đất nước sạch bóng quân thù.

0,25 đ

 

 

 

0,75 đ

 

 

 

 

 

0,25 đ

 

 

0,5 đ

 

 

 

0,25 đ

* Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nguyên nhân: (2điểm)

+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước.

+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Ý nghĩa lịch sử: (1 điểm)

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà mịnh.

+ Mở ra một thời kì phát triển của dân tộc thời Lê sơ.

* Tình hình kinh tế: (1,25đ)

- Nông nghiệp:

+ Ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ. Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.

+ Đặt một số chức quan chăm lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, hà đê sứ, Đồng điền sứ. Cấm giết râu, bò...

=> Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp:

+ Nhiều làng thủ công nổi tiếng ra đời.

+ các công xưởng do nhà nước quản lí chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...

+ Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài được phát triển..

* Tình hình xã hội:

- Giai cấp nông dân chiếm số đông trong XH và sống chủ yếu ở nông thôn.

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế ch nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp XH thấp kém nhất, số lượng giảm dần.

 

0,5 đ

 

1,0 đ

 

 

 

0,5 đ

 

 

0,5 đ

 

0,5 đ

 

 

 

0,25đ

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

0,25đ

 

0,25đ

 

 

0,25đ

0,25đ

0,25đ

* Nguyên nhân sự cường thịnh của Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ.

3 điểm

• Ôn lại kiến thức cũ.

• Xem trước bài 27.

Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học