Giáo án Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng.

- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.

- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu .

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết khai thác và sử dụng được nguồn tư liệu chữ viết và hình ảnh có trong bài học.

- Về năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối ;khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.

- Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng và văn hóa của các dân tộc khác. Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân loại.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Một số hình ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.

- Phiếu học tập cho học sinh.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1 - Khởi động

a) Mục tiêu:

- Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản của bài học, tạo tâm thế đưa HS tìm hiểu bài học mới.

- Tạo hứng thú, động cơ cho HS tìm hiểu, khám phá về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.

b) Nội dung: GV tổ chức hoạt động trao đổi, đàm thoại qua phương pháp KWL.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng cột K và W vào bảng KWL (cột L sẽ thực hiện sau khi học xong bài học).

d) Tổ chứcthực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ học tập: yêu cầu học sinh hoàn thành cột K và W trong Phiếu học tập số 1 (xem Phiếu học tập số 1 tại phần phụ lục)

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- HS: hoạt động cá nhân hoàn thành cột K, W trong bảng KWL.

- GV chú ý theo dõi, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

- HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

- HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới

Mục 1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

a) Mục tiêu: Trình bày được những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi .

c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi

- Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện.

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:

- Biến đổi về kinh tế:

+ Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô.

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

- Biến đổi về xã hội:

+ Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ muốn xây dựng một nền văn hóa mới.

+ Giai cấp vô sản (công nhân) làm việc vất vả, đời sống khó khăn, có mâu thuẫn lợi ích đối với giai cấp tư sản.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học