Giáo án Lịch Sử 7 Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Sau khi học xong bài, học sinh - Sự yếu kém của vua quan nhà Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước, tình hình kinh tế, xã hội các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì đã diễn ra ngày càng rầm rộ. - Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần – nhà Hồ thành lập - Nêu nội dung chính sách cải tổ của Hồ Quý Ly - Tác dụng của cải cách này - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử. - Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt được - Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của dân tộc trong đời sống. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử. - Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, lien hệ thực tế. - Phân tích đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt - năng lực tái hiện : + nhà Trần suy yếu tột độ, không còn đủ sức điều khiển triều chính, sụp đổ là điều tất yếu. + cải cách HQL bao trùm tất cả các lĩnh vực điều hành đúng thời điểm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. - Năng lực thực hành: + Sưu tầm tài liệu tranh ảnh ca dao tục ngữ nói về ưu điểm và hạn chế của cải cách HQL + So sánh và phân tích tình hình chính trị, xã hôi, kinh tế, quân sự nước ta qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử. + Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống : Trong bất cứ hoàn cảnh nào không cúi đầu cam chịu, tìm mọi cách để thoát khỏi khủng hoảng. + Ra sức học tập , lao động và rèn luyện để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc CMH, HĐH đất nước.

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh.

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Thành nhà Hồ.

- Soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày nguyên nhân và kết quả diễn biến các cuộc nổi dậy vào nửa sau TK XIV?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là hoàn cảnh thành lập nhà Hồ, nội dung cải cách và ý nghĩa cải cách của Hồ Quý Ly., đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động

GV cho HS nhân xét câu trả lời của phần KTBC sau đó GV kết luận.

Do sự ăn chơi xa đọa của nhà Trần nên sự sụp để sẽ là tất yếu, giữa lúc đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng tột độ đó, một nhân vật mới xuất hiện, ông là ai, ông đã làm gì để đưa đất nước ta thoát khỏi sự bế tắc đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

- Dự kiến sản phẩm

+ Nhà Trần Suy yếu, làng xã tiêu điều

+ Khủng hoảng tột đổ, không đủ sức để tồn tại

+ Hồ Quý Ly

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1 Nhà Hồ thành lập.

- Mục tiêu:

- Sự sụp đổ của nhà Trần, Nhà Hồ thành lập là điều tất yếu

- Bối cảnh thành lập nhà Hồ

- Phương pháp: nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương tiện: Tivi

- Thời gian: 9 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm các nhóm đọc mục I SGK và thực hiện yêu cầu sau

Nhóm 1. Nhà Hồ được thành lập trong bối cảnh như thế nào?

Nhóm 2,3 : Đọc tiểu sử HQL và cho biết HQL là người như thế nào?

Nhóm 4: Nhận xét về thời điểm thực cải cách HQL

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nhà Hồ thành lập.

- Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ.

- Đổi quốc hiệu là Đại Ngu

2. Hoạt động 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Mục tiêu: Học sinh nắm được những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm

- Phương tiện

+ Tivi.

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 5 nhóm các nhóm đọc mục 2 SGK thảo luận và hoành thành các yêu cầu sau

Thời gian Lĩnh Vực Nội Dung

Nhóm 1 : lĩnh vực chính trị

Nhóm 2: Kinh tế_ tài chính

Nhóm 3: Xã Hội

Nhóm 4: Văn hóa, Giáo dục

Nhóm 5: Quân sự

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Chính trị:

+ Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần = những người không phải nhà Trần thân cận với mình.

+ Đổi tên 1 số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp

+ Quy định cách làm việc của bộ máy chínhQuyền các cấp.

-Kinh tế:

+Ban hành chính sách hạn điền, phát hành tiền giấy thay tiền đồng, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

- Xã hội:

Thực hiện chính sách hạn nô.

- Văn hoá, giáo dục:

+Dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế học tập, thi cử.

+Các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.

- Quốc phòng:

Tăng cường củng cố quân đội, quốc phòng, chế tạo nhiều vũ khí mới….

3. Hoạt động 3 Ý nghĩa, tác dung của cải cách Hồ Quý Ly.

- Mục tiêu:

+ Học sinh nắm được ý nghĩa của các cải cách của Hồ Quý Ly.

+ Học sinh nhận xét được tác dụng của những cải cách và lien hệ với những chính sách kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Phương tiện

+ Tivi

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu LPHT chia thành các cặp đôi đọc mục 3 SGK thảo luận và trình bày

Nhóm 1, 2 Nêu ý nghĩa của những cải cách của Hồ Quý Ly.

Nhóm 3, 4 Nêu tác động của những cải cách.

Nhóm 5, 6 Nêu những hạn chế của những cải cách của Hồ Quý Ly.

HS đọc SGK liên hệ mục 2 SGK thực hiện yêu cầu GV đưa ra.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Ý nghĩa, tác dung của cải cách Hồ Quý Ly.

a. Ý nghĩa, tác dung:

- Hạn chế ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ.

- Làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần.

Tăng nguồn thu nhập cho đất nước, tăng quyền lực của nhà nước quân chủ TW tập quyền.

b. Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nhà Hồ thành lập, những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và đánh giá được những ưu điểm và Hhạn chế của những chính sách đố.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?

A/ Nhà Minh xâm lược nước ta.

B/ Champa đem quân tấn công.

C/ Nông dân và nô tì nổi dậy.

D/ Nhà Trần quá suy yếu.

Câu 2: Những cải cách HQL thực hiện vào thời điểm nào?

A/ Nhà Trần suy yếu tột độ.

B/ Trước khi ông lên ngôi.

C/ Sau khi ông lên ngôi.

D/ Trước và sau khi ông lên ngôi

Câu 3: Cải cách nào của HQL đã chặn đứng tệ tập trung ruộng đất vào tay địa chủ PK nguồn thu nhập nhà nước tăng lên.

A/ Hạn điều.

B/ Hận nô.

C/ Quân sự.

D/ Xã hội.

Câu 4: Chính sách nào của HQL cho ta thấy ông luôn để cao tinh thần dân tộc

A/ Cải tổ hàng ngũ võ quan.

B/ Ban hành tiền giấy

C/ Dịch sách chữ hán ra chữ nôm.

D/ Tích cực sản xuất vũ khí

Câu 5: Di tích thành nhà hồ được xây dựng ở đâu ?

A/ Cao Bằng.

B/ Lạng Sơn.

C/ Thanh Hóa.

D/ Bắc giang

Câu 6: Qua cải cách HQL cho ta thấy ông là người như thế nào?

A/ Cơ hội.

B/ Có tài và yêu nước thiết tha

C/ Bất tài, tiến than được nhờ vào sự ưu ái của 2 người cô

D/ Chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình và dòng họ

+ Phần tự luận: Em có nhận xét gì về các cải cách của Hồ Quý Ly?

Dự kiến sản phẩm: Làm ổn định tình hình đất nước, hạn chế ruộng đất trong tay quý tộc. Tuy nhiên 1 số chính sách chưa phù hợp.

3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về chính sách kinh tế của nhà nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về những chính sách của nhà nước để phát triển đất nước.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Em có nhận xét, đánh gí gì về nhân vật Hồ Quý Ly.

- Thời gian: 2 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Hồ Quý Ly là người có tai năng và là người hết lòng vì đất nước.

+ Chuẩn bị bài mới

- Xem trước bài 17 Ôn tập.

Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học