Giáo án Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Hiểu được: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước. Nắm được cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.

- Lược thuật sự kiện lịch sử.

- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề,..

- Năng lực đặc thù: Bồi dưỡng cho Hs năng lực trình bày các sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ tư duy, phân tích các sự kiện lịch sử...

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, lòng tự hào dân tộc: truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.

- Vai trò to lớn của quần chúng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Phiếu học tập

2. Đối với học sinh

- Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ  ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

 - GV giao nhiệm vu: Tổ chức trò chơi: Đóng vai là binh sĩ thời Hồ  nêu  tên quốc hiệu  nước ta từ khi thành lập đến thời nhà Hồ

- Phương thức hoạt động: nhóm

- Kĩ thuật dạy học: sử dụng trò chơi

- Sản phẩm:  HS các nhóm trình bày

- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

=> GV nhận xét, động viên dẫn dắt vào bài mới .

2. HĐHTKT

 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tư liệu hiện vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được sự ra đời  của nhà Hồ  .

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1.Sự thành lập nhà Hồ (SGK trang 74) trả lời câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về Hồ Quý Ly ?

- GV tổ chức hoạt động cặp đôi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhà Hồ được thành lập như thế nào?

+ Từ hình 1, em hãy nhận xét về thành nhà Hồ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện các yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy báo cáo kết quả.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

*  SẢN PHẨM:

+ Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu, tầng lớp quí tộc ăn chơi hưởng lạc .  

+ Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần phải nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu.

Hoạt động 2: Một số nội dung và tác động của  những cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa của Hồ Quý Ly

a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, HS nêu được nội dung và tác động của  những cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa của Hồ Quý Ly

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: - GV Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc SGK (5 phút), thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:

Nhóm 1: Trình bày cải cách của Hồ Quý Ly về chính trị, quân sự ?

Nhóm 2: Trình bày cải cách của Hồ Quý Ly về kinh tế, xã hội   ?

Nhóm 3: Trình bày cải cách của Hồ Quý Ly về văn hóa giáo dục? Đánh giá cải cách của Hồ Quý Ly ?

Nhóm 4: Trình bày tác động  cải cách của Hồ Quý Ly ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm các câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tậpHS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

   - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học