Giáo án Lịch Sử 7 Bài 11 phần 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.
- Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống)
- Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
- Sử dụng các lược đồ trong SGK
- Sử dụng các kênh hình trong SGK
+ Giáo án Word, Phương tiện tranh ảnh SGK, ti vi, máy tính.
+ Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.
Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
2. Trước âm mưu xâm lược của quân Tống triều Lý đã làm gì?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu giúp học sinh hiểu đươc trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt
b. Phương thức :cá nhân
Gv trình chiếu hình ảnh bản đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt
Sau đó Gv nêu vấn đề cho Hs trả lời các câu hỏi:
Qua hình ảnh trên em biết đó là trận chiến nào? Do ai chỉ huy?
d. Thời gian 3 phút
đ. Dự kiến sản phẩm; HS quan sát hình ảnh ,trao đổi,thảo luận và trả lời
Hình ảnh trận chiến trên sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể diễn biến trận đánh, là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: 1. Kháng chiến bùng nổ
- Mục tiêu: : HS trình bày cuộc kháng chiến bùng nổ
- Phương pháp: Cá nhân GV hỏi HS trả lời
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gọi HS đọc bài Hỏi: Sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì? Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng. Giảng: Dự kiến địch kéo vào nước theo hai hướng, Lý Thường Kiệt đã bố trí ( sử dụng lược đồ): + Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua. + Đường bộ được bố trí dọc tuyến sông Cầu qua đoạn Như nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu. + Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. Hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chông quan Tống? Hỏi: Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thế nào? - Vì: + Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công cuả địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến Thăng Long. + Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua. - Được đắp bằng đất vững chắc, nhiều giậu tre dày đặc. Hỏi: Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì? Giảng: - Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển. - Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống phải đòng quân ở bên bờ Bắc chờ thuỷ quân đến. Trước mặt chúng là sông và bờ bên kia là chiến luỹ kiên cố. - Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS suy nghĩ lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. |
1. Kháng chiến bùng nổ - Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng. - Chọn phòng tuyến sông Cầu là nơi đối phó với quân Tống. a. Diễn biến Cuối năm 1076, quân Tống kéo vào nước ta. Năm 1077, nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của quân giặc. - Lý Kế Nguyên đã mai phụcvà đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc. b. Kết quả Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được. |
Hoạt động 2: 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
- Mục tiêu: HS trình bày cuộc cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích. Thảo luận nhóm
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 19 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 5 phút Nhóm 1+ 2: Dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt để miêu tả trận chiến đấu? Nhóm 3+4: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc? Vì: + Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa 2 nước. + Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn đảm bảo nền hoà bình lâu dài. Nhóm 5+6: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? - Cách tấn công. + Phòng thủ. + Cách kết thúc chiến tranh. + Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. + Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Các nhóm lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì?- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. + Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. + Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt GDBVMT: Sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiẹn tự nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. |
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt a. Diễn biến - Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt. - Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc. b. Kết quả + Quân giặc "mười phần chết đến năm sáu phần". + Quách Quỳ chấp nhận "giảng hoà" và rút quân về nước. c. Ý nghĩa: + Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. + Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. + Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075).
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Sông Như Nguyệt là một khúc của sông
A. Thái Bình
B. Sông Cầu
C. Sông Lô
D. Sông Đà
Câu 2: Lí Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa vì
A. do quân ta yếu thế hơn giặc
B. thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc
C. giữ mối quan hệ ban giao giữa hai nước
D. để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc
Câu 3: Người chỉ huy thủy binh của quân ta là
A. Tông Đản
B. Lí Thường Kiệt
C. Lí Kế Nguyên
D. Lí Thánh Tông
Câu 4: Người chỉ huy bộ binh của quân ta là
A. Tông Đản
B. Lí Thường Kiệt
C. Lí Kế Nguyên
D. Lí Thánh Tông
Câu 5: Lí Thường Kiệt được phong làm Thái úy dưới thời vua
A. Lí Thánh Tông
B. Lí Thái Tông
C. Lí Huệ Tông
D. Lí Công Uẩn
Câu 6: Bài thơ thần được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu của nước ta
A. nam quốc sơn hà
B. đại việt sử kí toàn thư
C. bách khoa toàn thư
D. tụng giá hoàn kinh sư
Câu 7: Nguyên nhân vì sao quân dân Đại Việt chống Tống thắng lợi?
A. Sự chỉ huy tài tình của Lí Thường Kiệt
B. Nhà Lí quan tâm xây dựng, tổ chức kháng chiến
C. Ý chí đấu tranh kiên cường, đoàn kết của toàn dân
D. Thế và lực của nhà Tống còn yếu
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 12 phần 2: Đời sống kinh tế, văn hóa
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài tập
- Giáo án Lịch Sử 7 Ôn tập
- Giáo án Lịch Sử 7 Kiểm tra
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 13 phần 1: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)