Giáo án KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Tính theo phương trình hoá học
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tính được lượng chất trong phương trình hoá học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 oC (đkc).
- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tính được lượng chất trong phương trình hoá học; Tính được hiệu suất của một phản ứng.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Giáo án, slide, máy tính, máy chiếu.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, sách bài tập khoa học tự nhiên 8, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1- 2: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC CƠ BẢN (90 phút)
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: Từ câu hỏi mở đầu, GV dẫn dắt HS vào bài mới:
Câu hỏi mở đầu:
Khi sản xuất một lượng chất nào đó trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng chất tham gia, người ta có thể tính được lượng sản phẩm tạo thành. Làm thế nào để tính được lượng chất đã tham gia hay sản phẩm tạo thành theo phương trình hoá học?
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến:
Để tính theo phương trình hoá học cần tiến hành theo các bước sau:
- Viết phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số mol các chất trong phản ứng.
- Xác định số mol chất phản ứng hoặc chất tạo thành theo dữ kiện đề bài.
- Dựa vào phương trình hoá học và lượng chất đã biết tìm số mol chất còn lại.
- Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích (đối với chất khí ở đkc) theo yêu cầu của đề bài.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi mở đầu.
- Hs nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh đưa ra những nhận định ban đầu.
* Kết luận, nhận định
- Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà dựa trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh vào bài học: Vậy bằng cách nào có thể tính được lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm trong quá trình sản xuất? Để kiểm chứng câu trả lời của bạn chúng ta cùng vào bài học hôm nay – Bài 6: Tính theo phương trình hoá học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tính theo phương trình hoá học (85 phút)
Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu khái niệm chất thiếu và chất dư trong phản ứng hoá học
1. Mục tiêu:
- Thông qua hoạt động, học sinh biết được thế nào là chất thiếu, chất dư trong phản ứng hoá học.
2. Nội dung:
- Giáo viên phát phiếu học tập.
- Học sinh hoạt động nhóm cho hoạt động số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM:……..
1. Các chất sau phản ứng trong các thí nghiệm (1), (2) và (3) gồm những chất nào?
2. Trong Thí nghiệm (2) và (3), chất nào là chất thiếu và chất nào là chất dư?
3. Phản ứng nào xảy ra vừa đủ trong các thí nghiệm (1), (2) và (3)?
4. Sản phẩm tạo thành trong 3 thí nghiệm (Bảng 6.1) là chất nào? Để xác định lượng sản phẩm tạo thành cần dựa vào lượng chất thiếu hay chất dư?
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)