Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Thời gian thực hiện: 05 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

+ Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi chia thời gian đi quãng đường đó.

+ Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

+ Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về dụng cụ đo và cách đo tốc độ khi sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ” để đo tốc độ chuyển động, hợp tác trong thực hiện đo tốc độ của một vật chuyển động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo tốc độ chuyển động của một vật bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.

1.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết KHTN:

+ Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

+ Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

+ Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyển động.            

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định.

2. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh phát triển các phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo tốc độ và thực hành đo tốc độ.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo tốc độ của một hoạt động bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo tốc độ: tốc kế, đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị “bắn tốc độ”.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị bắn tốc độ (nếu có).

- File trình chiếu các video, hình ảnh liên quan đến bài học.

Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 7: Tốc độ của chuyển động | Giáo án Khoa học tự nhiên 7

2. Học sinh: Ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú, có nhu cầu tìm hiểu bài mới, xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu tốc độ của chuyển động.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thiện phiếu học tập số 1 theo hướng dẫn để dự đoán vận động viên nào bơi nhanh hơn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập có thể là: Vận động viên A bơi nhanh hơn B hoặc vận động viên B bơi nhanh hơn A.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ HS khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của tốc độ.

a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ bằng quãng đường vật đi chia thời gian đi quãng đường đó.

b. Nội dung

- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 thành viên trả lời câu hỏi H1 từ đó rút ra ý nghĩa về tốc độ.

+ H1: Từ kinh nghiệm thực tế, làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm?

- Học sinh thảo luận nhóm 4 thành viên trả lời:

+ H2: Hoàn thành PHT số 2 từ đó rút ra kết luận về khái niệm của tốc độ.

+ H3: Từ kết luận về khái niệm tốc độ được rút ra ở H2 tìm công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.

H4: Hoàn thành bài  luyện tập 1 SGK trang 47

c. Sản phẩm

Học sinh tìm kiếm thông tin, thảo luận nhóm để trả lời. Đáp án có thể là:

- H1:  

+ So sánh trong cùng một 1 giờ, 1 giây ...... vật nào đi được quãng đường dài hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn.

+ So sánh trong cùng một độ dài quãng đường vật nào đi ít thời gian hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn

- Ý nghĩa của tốc độ: đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.

- H2: PHT2: a. Giống nhau: thời gian 1 giờ

Khác nhau: quãng đường đi được

b. Bình chạy nhanh hơn vì trong 1 giờ Bình chạy được quãng đường dài hơn An

- Khái niệm tốc độ: tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định.

- H3: Công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.

Tốc độ = quãng đường : thời gian ⇔ v=St

- H4: Kết quả luyện tập 1 SGK trang 47

Tốc độ của xe A là: vA8050 = 1,69 (km/phút)

Tốc độ của xe B là: vB7250 = 1,44 (km/phút)

Tốc độ của xe C là: vC8040 = 2 (km/phút)

Tốc độ của xe D là: vD9945 = 2,2 (km/phút)

Ta có: vD > vC > vA > vB (2,2 > 2 > 1,69 > 1,44) nên: Xe D đi nhanh nhất, xe B đi chậm nhất.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi H1 từ đó rút ra ý nghĩa của tốc độ.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời H2 từ đó rút ra khái niệm về tốc độ.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời H3, từ nội dung về khái niệm của tốc độ rút ra công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng 1 SGK.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về ý nghĩa và khái niệm của tốc độ.

I. Khái niệm tốc độ

1. Ý nghĩa vật lí của tốc độ

- Tốc độ đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.

- Vật nào có tốc độ lớn hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn và ngược lại.

2. Khái niệm

Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định: v = St

v: tốc độ của vật

s: quãng đường vật đi được

t: thời gian vật đi hết quãng đường đó

Ví dụ: Luyện tập 1 SGK trang 47

Tốc độ của xe A là: vA8050 = 1,69 (km/phút)

Tốc độ của xe B là: vB7250 = 1,44 (km/phút)

Tốc độ của xe C là: vC8040 = 2 (km/phút)

Tốc độ của xe D là: vD9945 = 2,2 (km/phút)

Ta có: vD > vC > vA > vB nên: Xe D đi nhanh nhất, xe B đi chậm nhất.

2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đơn vị đo tốc độ

a. Mục tiêu: Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

b. Nội dung

- H1: Hãy kể tên những đơn vị đo tốc độ mà em biết?

- H2: Thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 3.

- Thông báo đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường quốc tế SI.

- H3: Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 và nghiên cứu ví dụ SGK, hoàn thành luyện tập 2 và luyện tập 3 trang 48 SGK.

c. Sản phẩm

Câu trả lời của HS có thể là:

- H1: m/s, km/h, cm/s, dặm/h, nút, tốc độ ánh sáng, tốc độ âm thanh,...........

- H2: Đáp án PHT số 3.

Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo quãng đường và đơn vị đo thời gian.

Xe

Đơn vị quãng đường

Đơn vị thời gian

Đơn vị tốc độ

A

km

s

km/s

B

km

h

km/h

C

m

phút

m/phút

D

m

s

m/s

E

cm

s

cm/s

- Đơn vị đo tốc độ:

+ Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường quốc tế SI là m/s.

+ Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.

+ Có nhiều đơn vị đo khác nhau của tốc độ, tùy từng trường hợp mà chúng ta chọn đơn vị đo thích hợp.

- H3: Đáp án luyện tập 2 và luyện tập 3 trang 48 SGK.

Luyện tập 2: Quãng đường ô tô đi được là:

                   S = v.t = 88.0,75 = 66(km)

Luyện tập 3:

Tốc độ của xe đua là: V1=100010=100(m/s)

Tốc độ của máy bay chở khách là: V2=10004=250(m/s)

Tốc độ của tên lửa bay vào vũ trụ là: V3=10000,1=10000(m/s)

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS nêu một số đơn vị đo tốc độ đã biết?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 3.

- GV thông báo:

+ Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường quốc tế SI là m/s.

+ Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.

+ Có nhiều đơn vị đo khác nhau của tốc độ, tùy từng trường hợp mà chúng ta chọn đơn vị đo thích hợp.

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS hoạt động cá nhân nghiên cứu ví dụ trang 48 SGK và hoàn thành luyện tập 2 và luyện tập 3 SGK.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt các đơn vị đo tốc độ thường dùng.

II. Đơn vị đo tốc độ

Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.

Luyện tập 2:

Quãng đường ô tô đi được là: S = v.t = 88.0,75 = 66 (km)

Luyện tập 3:

Tốc độ của xe đua là: v1100010 = 100 (m/s)

Tốc độ của máy bay chở khách là: v210004 = 250 (m/s)

Tốc độ của tên lửa bay vào vũ trụ là: v310000,1 = 10000 (m/s)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học