Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KNTT 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày khái niệm hóa trị (cho chất cộng hoá trị), cách viết công thức hoá học.

- Viết được một số công thức hóa học của một số chất đơn giản và thông dụng.

- Nêu được mối liên hệ giữa hóa trị của nguyên tố với công thức hoá học.

- Tính được % của các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.

- Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết được % các nguyên tố và khối lượng phân tử.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về khái niệm hoá trị, cách tính hoá trị, công thức hoá học, quy tắc hoá trị, công thức tính phẩn trăm (%) của nguyên tố trong hợp chất, phương pháp tìm công thức hoá học dựa trên (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vể hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo tốt.

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất.

2.2. Năng lực Khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm vể hoá trị, cách xác định hoá trị của nguyên tố trong một số hợp chất cộng hoá trị; Trình bày được cách viết công thức hoá học; Viết được công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản, thông dụng; Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố và công thức hoá học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu công thức phân tử một chất có trong tự nhiên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị. Biết cách tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị; Viết được công thức hoá học các chất; Biết cách tính được % nguyên tố trong hợp chất; Lập được công thức hoá học dựa vào % nguyên tố và khối lượng phân tử.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Phóng to các hình mô phỏng hoặc bảng trong SGK (gv có thể thay thế bằng hình chiếu lên máy chiếu).

- Thiết kế phiếu học tập.

2. Học sinh

- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập các nguyên tử liên kết với nhau theo nguyên tắc nào? Bằng cách nào để lập được công thức hoá học của các chất?

b) Nội dung

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân quan sát màn hình máy chiếu trả lời câu hỏi dẫn dắt của GV.

c)Sản phẩm

- Động cơ học tập của học sinh.

d)Tổ chức thực hiện

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh mô hình cấu tạo CO2; CH4 và H2O. Đặt câu hỏi:

+ Các nguyên tử liên kết với nhau theo nguyên tắc nào?

+ Bằng cách nào để lập được công thức hoá học của chất?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

Þ Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

Þ Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu về hoá trị

a. Mục tiêu: Hiểu đượckhái niệm hóa trị.

b. Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 7.1, tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung câu thảo luận 1.

- HS hoạt động nhóm quan sát hình 7.1 dưới sự hướng dẫn của GV ghi kết quả.

c. Sản phẩm: Đáp án của HS câu trả lời nhận xét.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu về hoá trị, cách biểu diễn hoá trị của nguyên tố.

- HS hoạt động nhóm quan sát hình 7.1 sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi:

? Hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P, C trong các phân tử ở Hình 7.1 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm hóa trị.

1. Hoá trị

a) Tìm hiểu về hoá trị

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử.


................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học