Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phân tử, đơn chất, hợp chất.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác để tìm hiểu về phân tử, đơn chất, hợp chất, tính khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong việc giải thích được sự lan toả của chất (mùi, màu sắc,…)

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

- Tìm hiểu tự nhiên: Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất, hợp chất; tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Giải thích được sự lan toả của chất (mùi, màu sắc,…)

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi thông tin và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về phân tử, đơn chất, hợp chất.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu về phân tử, đơn chất, hợp chất; tính khối lượng phân tử bằng đơn vị amu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình ảnh 5.1, 5.2, 5.3 phóng to.

- Hình ảnh, video ứng dụng một số đơn chất và hợp chất.

- Phiếu học tập.

- Video thí nghiệm: hoà tan thuốc tím vào nước.

2. Học sinh

- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu phân tử, hợp chất, đơn chất.

b) Nội dung

- Học sinh quan sát hình ảnh của một số chất quen thuộc trong cuộc sống: khí oxygen, nước, kim loại sodium, khí chlorine, muối ăn, đường ăn,…từ đó rút ra được vấn đề là có rất nhiều chất hoá học với hình dạng, trạng thái, màu sắc,…khác nhau. Vậy làm thế nào để phân loại chúng để dễ dàng nghiên cứu và sử dụng?

c)Sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi từ đó nhận ra vấn đề cần tìm hiểu (mục tiêu bài học).

d)Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Chiếu hình ảnh của một số chất quen thuộc trong cuộc sống: khí oxygen, nước, kim loại sodium, khí chlorine, muối ăn, đường ăn,…

- GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân: từ các hình ảnh trên em có nhận xét gì các chất? Làm thế nào để phân loại các chất?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.

- Giáo viên đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV không nhận xét tính đúng sai ở câu trả lời của HS, mà dựa vào đó để dẫn vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu đơn chất và hợp chất

a) Mục tiêu

- Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.

- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

b) Nội dung

- Học sinh làm việc theo cặp để thực hiện hoạt động “Phân loại chất” trang 32 SGK.

- HS làm việc nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Đồng, hydrogen, carbon … là các đơn chất. Vậy đơn chất là gì? Dựa vào hình 5.2 và các kiến thức thực tế, em hãy kể ra các ứng dụng của đồng, hydrogen, carbon mà em biết.

Câu 2: Hợp chất là gì? Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy.

Đơn chất oxygen

Hợp chất carbon dioxide

Thành phần nguyên tố

Vai trò đối với sự sống và sự cháy

Câu 3: Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích.

c)Sản phẩm

- Câu trả lời của HS:

1. Hoạt động “Phân loại chất”: Đồng, khí oxygen, khí hiếm helium được tạo nên từ một nguyên tố hoá học; khí carbon dioxide, muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học.

2. Câu trả lời “Phiếu học tập số 1”:

Câu 1: Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.

Ứng dụng:

- Đồng: lõi dây điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, đồ trang trí nội thất bằng đồng, …

- Hydrogen: làm nhiên liệu cho động cơ xe, tên lửa, bơm khinh khí cầu, bóng thám không; dùng trong đèn xì oxygen - hydrogen, là nguyên liệu sản xuất NH3, HCl và nhiều hợp chất hữu cơ, …

- Carbon: chế tạo ruột bút chì, điện cực, đồ trang sức, mũi khoan kim cương, than đốt, …

Câu 2: Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.

Đơn chất oxygen

Hợp chất carbon dioxide

Thành phần nguyên tố

Một nguyên tố là O

Hai nguyên tố là: C và O

Vai trò đối với sự sống và sự cháy

Duy trì sự cháy và sự sống

Không duy trì sự cháy, không duy trì sự sống

Câu 3: Dự đoán: số lượng của các đơn chất ít hơn số lượng của các hợp chất. Vì:

+ Đơn chất chỉ được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học mà hiện nay chỉ có 118 nguyên tố hóa học.

+ Hợp chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. Hiện nay, con người đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.

Như vậy số lượng hợp chất lớn hơn rất nhiều so với số lượng đơn chất do sự phong phú về số lượng nguyên tố, thành phần nguyên tử và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất.

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Nhiệm vụ 1: Phân loại chất

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 5.1 trang 32 SGK, yêu cầu HS làm việc theo cặp thực hiện hoạt động “Phân loại chất” trang 32 SGK.

- HS nhận nhiệm vụ.

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp.

- GV đôn đốc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

* Báo cáo kết quả

- GV yêu cầu đại diện 1 cặp trình bày, các HS khác chú ý theo dõi góp ý (nếu có).

- HS trình bày, lắng nghe, góp ý.

*Kết luận

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thiện phiếu học tập 1

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- HS nhận nhiệm vụ.

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm.

- GV đôn đốc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

- HS báo cáo.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung

I. Đơn chất và hợp chất

1. Đơn chất

- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học

Ví dụ: Đồng (Cu), khí oxygen (O2), khí helium (He), …

- Phân loại:

+ Kim loại: sắt, đồng, nhôm,…

+ Phi kim: sulfur, carbon, oxygen,…

+ Khí hiếm: helium, neon…

2. Hợp chất:

- Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.

Ví dụ: Muối ăn (Na và Cl), khí carbon dioxide (C và O), glucose (C, H và O),…

- Phân loại:

+ Hợp chất vô cơ: muối ăn, khí carbon dioxide,…

+ Hợp chất hữu cơ: glucose, protein,…

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tử

a) Mục tiêu

- Nêu được khái niệm phân tử.

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

b) Nội dung

- HS thực hiện cá nhân nghiên cứu thông tin SGK rút ra khái niệm phân tử

- Học sinh thảo luận cặp đôi quan sát hình ảnh 5.3 hoặc mô hình các phân tử: nitrogen, methane, nước, cho biết mô hình nào biểu diễn phân tử đơn chất, mô hình nào biểu diễn phân tử hợp chất? Giải thích. Từ đó nhận xét sự khác nhau về phân tử đơn chất và phân tử hợp chất

- Từ khái niệm về phân tử, HS thực hiện cá nhân rút ra cách tính khối lượng phân tử

- Học sinh thảo luận nhóm 4 HS để trả lời mục ? trang 35 SGK (dựa vào ví dụ trong SGK).

c)Sản phẩm

- HS nêu được: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

- HS trả lời được: Mô hình đơn chất: nitrogen; mô hình hợp chất: methane, nước. Sự khác nhau về phân tử đơn chất và phân tử hợp chất: Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hoá học còn phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hoá học khác nhau.

- HS nêu được cách tính khối lượng phân tử bẳng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.

- HS tính được:

+ Khối lượng phân tử của nitrogen: 2 . 14 = 28 (amu);

+ Khối lượng phân tử của methane: 12 + 4 . 1 = 16 (amu).

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân, nghiên cứu thông tin rút ra khái niệm phân tử

- GV yêu cầu Học sinh thảo luận cặp đôi quan sát hình ảnh 5.3 hoặc mô hình các phân tử: nitrogen, methane, nước, cho biết mô hình nào biểu diễn phân tử đơn chất, mô hình nào biểu diễn phân tử hợp chất? Giải thích. Từ đó nhận xét sự khác nhau về phân tử đơn chất và phân tử hợp chất.

- Từ khái niệm về phân tử, GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rút ra cách tính khối lượng phân tử

- GV yêu cầu Học sinh thảo luận nhóm 4 HS để trả lời mục ? trang 35 SGK (dựa vào ví dụ trong SGK).

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện cá nhân nghiên cứu thông tin SGK rút ra khái niệm phân tử.

- Học sinh thảo luận cặp đôi quan sát hình ảnh 5.3 hoặc mô hình các phân tử: nitrogen, methane, nước, cho biết mô hình nào biểu diễn phân tử đơn chất, mô hình nào biểu diễn phân tử hợp chất? Giải thích. Từ đó nhận xét sự khác nhau về phân tử đơn chất và phân tử hợp chất.

- Từ khái niệm về phân tử, HS thực hiện cá nhân rút ra cách tính khối lượng phân tử.

- Học sinh thảo luận nhóm 4 HS để trả lời mục ? trang 35 SGK (dựa vào ví dụ trong SGK).

* Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung

I. Phân tử

1. Khái niệm

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

2. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử được tính theo đơn vị amu, bẳng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.

- Ví dụ:

+ Khối lượng phân tử của nitrogen: 2 . 14 = 28 (amu)

+ Khối lượng phân tử của methane: 12 + 4 . 1 = 16 (amu)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu

- Củng cố các kiến thức đã học.

b) Nội dung

- HS thực hiện cá nhân các bài tập trong phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1. Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Biết khối lượng nguyên tử carbon và oxygen lần lượt là 12 amu và 16 amu. Khối lượng phân tử của carbon dioxide là

A. 44 amu.

B. 28 amu.

C. 40 amu.

D. 20 amu.

Câu 2. Cho các chất sau: đường kính, muối ăn, sắt, khí hydrogen, thuỷ tinh. Số đơn chất trong dãy các chất trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3. Cho các chất sau: mì chính, giấm ăn, đồng, khí oxygen, cát thạch anh. Số hợp chất trong dãy các chất trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4. Phân tử chlorine được cấu tạo từ 2 nguyên tử chlorine. Biết khối lượng nguyên tử chlorine là 35,5 amu. Khối lượng phân tử chlorine là

A. 71 amu.

B. 35,5 amu.

C. 17,25 amu.

D. 36 am.

Câu 5. Phân tử glucose được cấu tạo từ carbon, hydrogen, oxygen. Glucose là

A. đơn chất.

B. hợp chất.

C. kim loại.

D. phi kim.

Câu 6. Cho các phân tử sau: CO2, H2O, NaCl, O2. Phân tử có khối lượng lớn nhất là

A. CO2.

B. H2O.

C. NaCl.

D. O2.

Câu 7. Cho các phân tử sau: SO2, H2O, CaCl2, Cl2. Phân tử có khối lượng nhỏ nhất là

A. SO2.

B. H2O.

C. CaCl2.

D. Cl2.

Câu 8. Trong các phát biểu sau, phát biểu sai về kim cương là

A. kim cương là kim loại.

B. kim cương là phi kim.

C. kim cương được dùng làm trang sức.

D. kim cương được cấu tạo từ cùng loại nguyên tố với than chì.

Câu 9. Cho các phát biểu sau

(1) Các kim loại đều là đơn chất.

(2) Các đơn chất đều là kim loại.

(3) Mỗi nguyên tố thường chỉ tạo ra một dạng đơn chất.

(4) Số lượng hợp chất lớn hơn rất nhiều so với đơn chất.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10. Đồng được sử dụng làm dây dẫn điện do tính chất

A. dẫn điện tốt.

B. cách điện tốt.

C. dẫn nhiệt tốt.

D. dẻo khi bị biến dạng.

c)Sản phẩm

Câu trả lời “Phiếu học tập số 2”

1 – A; 2 – B; 3 – C; 4 – A; 5 – B; 6 – C; 7 – B; 8 – A; 9 – C; 10 – A.

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu học tập số 2, yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân.

- HS nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- GV đôn đốc, hỗ trợ HS.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên 5 HS nộp phiếu học tập

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV sửa bài, chốt kiến thức.

1 – A;

2 – B;

3 – C;

4 – A;

5 – B;

6 – C;

7 – B;

8 – A;

9 – C;

10 – A.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải thích được sự lan toả của chất (mùi, màu sắc,…)

b) Nội dung

HS thực hiện phiếu học tập số 3 (ở nhà)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Giải thích vì sao khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa?

Câu 2: Quan sát video thí nghiệm: Hoà tan thuốc tím vào nước, giải thích hiện tượng quan sát được (Link video được gửi trong nhóm lớp).

c)Sản phẩm

Câu trả lời của HS.

d)Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân, ở nhà, hoàn thành phiếu học tập số 3 (GV gửi link thí nghiệm: Hoà tan thuốc tím trong nước trong nhóm lớp).

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo vào tiết sau.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá và nhận xét vào tiết sau.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học