Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; biết tự tìm kiến thức thông qua tài liệu tham khảo, qua kênh hình, qua sách giáo khoa khi tìm hiểu về sinh sản vô tính ở sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động trong giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trình bày một nội dung kiến thức, tự tin khi nói trước đám đông. Làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập, biết chia sẻ thông tin.

- Giải quyết vấn đề: Nhận thức và giải quyết được các tình huống trong học tập, biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề cần giải quyết.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh sản, khái niệm sinh sản vô tính. Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Trình bày được vai trò các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ minh họa đối với các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, sinh sản vô tính ở động vật.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hàng ngày.

2. Về phẩm chất

- Có ý thức tự học, tìm tòi kiến thức mới.

- Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học.

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Máy tính, kế hoạch bài dạy, bài giảng power point,...

- Các hình ảnh về sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, động vật.

2. Học sinh:

- Bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS xem video.Làm việc nhóm và hoàn thành bảng KWL những điều đã biết, muốn biết về sinh sản ở sinh vật.

- Xác định nhiệm vụ học tập của bài.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS trên bảng KWL (cột K và W).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho Hs xem video https://by.com.vn/i9hTTR

Đây là tập đoàn san hô gồm hàng nghìn cá thể dính liền với nhau, được tạo thành nhờ hình thức sinh sản vô tính.

- GV yêu cầu chia lớp thành 4 nhóm, chọn nhóm trưởng và thư kí nhóm (nhóm sẽ hoạt động xuyên suốt chủ đề).

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ và yêu cầu các nhóm thảo luận (5p) về các vấn đề các em đã biết và muốn biết về sinh sản ở sinh vật? (Phiếu KWL ở phần hồ sơ học tập).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh thảo luận nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi trong phiếu KWL.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học.

- Các câu trả lời của HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sinh sản là gì?

a. Mục tiêu:

- Thông qua các hoạt động, HS trình bày được khái niệm về sinh sản và lấy ví dụ, nêu được các hình thức sinh sản ở sinh vật.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận trong nhóm và trình bày câu trả lời theo nội dung phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c. Sản phẩm học tập:

- Nội dung phiếu học tập số 1.

Đáp án: (1) cá thể mới; (2) phát triển; (3), (5) vô tính; (4) hữu tính.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 39.1 SGK.

- GV yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Các thành viên trong nhóm hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ học tập.

+Lập KH làm việc.

+Thảo thuận các quy tắc làm việc.

+Tiến hành thảo luận, giải quyết nhiệm vụ.

-Hoàn thiện PHT để chuẩn bị báo cáo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-Đại diện nhóm trình bày sản phẩm sau thời gian thảo luận.

-GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, phản hồi tích cực, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- GV mở rộng: Mục đích của quá trình sinh sản là duy trì nòi giống. Nếu không có quá trình sinh sản thì sẽ không có các cá thể con của đời sau, như vậy nòi giống sẽ bị tuyệt diệt và sẽ dừng lại ở giai đoạn đó.Vì vậy sinh sản là một trong những quá trình quan trọng bậc nhất và nó là đặc trưng quan trọng nhất của sự sống để tạo ra các cá thể ở đời sau.

I. Sinh sản là gì?

- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Ví dụ:

+ Sinh sản ở cây đậu tương.

+ Sinh sản ở cá chép.

- Có 2 hình thức sinh sản:

+ Sinh sản vô tính.

+ Sinh sản hữu tính.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sinh sản vô tính

a. Mục tiêu:

-Trình bày được thế nào là sinh sản vô tính ở thực vật, lấy được ví dụ minh họa.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tínhở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ

b. Nội dung:

Thực hiện hoạt động nhóm:

- HS theo dõi video về các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

- HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn để giải quyết các vấn đề:

+ Khái niệm sinh sản vô tính.

+ Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật và động vật.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của học sinh.

Bảng 39.1

Sinh sản

Con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

Con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ

Con có các đặc điểm giống cơ thể mẹ

Con có những đặc điểm khác cơ thể mẹ

Trùng roi

X

X

Cây gừng

X

X

Thủy tức

X

X

Bảng 39.2

Đặcđiểm

Hình

thức

Giống

Khác

Nảy chồi

Từ một cá thể sinh ra từ một hoặc nhiều cá thể mới giống mẹ.

“ chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới.

Phân mảnh

Mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành 1 cơ thể hoàn chỉnh

Trinh sản

Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới.

Phiếu học tập số 2

Tên cây

Mọc từ phần nào của cây?

Mọc từ phần nào của cây?

Phần đó thuộc loại CQ nào?

Trong ĐK nào?

Rau má

Thân bò

Cơ quan sinh dưỡng

Có đất ẩm

Gừng

Thân rễ

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi ẩm

Khoai lang

Rễ củ

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi ẩm

Lá thuốc bỏng

Cơ quan sinh dưỡng

Đủ độ ẩm

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm.

-Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, 1 bút dạ đỏ, 1 bút xanh.

- Giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS quan sát hình 39.2, 39.3, 39.4 và nghiên cứu thông tin SGK cùng thực hiện các câu hỏi sau:

+ Cơ thể con được hình thành như thế nào?

+ Số lượng và đặc điểm hình thái của cơ thể con so với cơ thể mẹ?

+ Thế nào là sinh sản vô tính?

+ Hãy nêu các đặc điểm của sinh sản vô tính?

- GV cung cấp thông tin: Ở một số loài thực vật, các cơ quan sinh dưỡng như: rễ, thân, lá ngoài chức năng nuôi dưỡng cây, chúng còn có thể tạo thành cây mới. Vậy cây con được tạo ra từ những cơ quan đó được gọi là hình thức sinh sản gì?

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK hình 39.5, cho biết:

+ Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật? cho ví dụ?

- GV yêu cầu hs hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập sau( PHT số 2)

+ Vì sao người ta gọi hình thức sinh sản từ rễ, thân lá, là sinh sản sinh dưỡng?

- GV: chiếu hình ảnh một số loài động vật: ong, thủy tức, chó, mèo, lợn, → theo em, động vật nào có hình thức sinh sản vô tính?

+ Kể tên các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?

- GV cho HS hoạt động nhóm cặp đôi hoàn thành bảng 39.1 sgk/159; bảng 39.2 và phiếu học tập số 2.

+ Trình bày các biện pháp diệt cỏ dại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, độc lập suy nghĩ và ghi ý kiến của mình vào các góc “khăn trải bàn”.

- HS thảo luận nhóm để thống nhất và ghi kết quả chung của nhóm vào giữa “khăn trải bàn”.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS điền thông tin Bảng 39.1, 39.2 và đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

-GV tổ chức cho các nhóm trao đổi, thảo luận chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm khác.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung

II. Sinh sản vô tính

1.Khái niệm

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần cơ thể mẹ.

- Đặc điểm của sinh sản vô tính:

+ Chỉ có sự tham gia của các yếu tố cái(mẹ).

+ Con sinh ra có thể là hai hay nhiều con, giống nhau và giống mẹ

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

-Có hai hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:

+ Sinh sản sinh dưỡng:là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (như rễ, thân, lá).

VD: Cây khoai lang, cây rau má, cây rau ngót,....

+ Sinh sản bào tử: là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử được hình thành trong túi bào tử.

VD: Rêu, dương xỉ.

3. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

a) Nảy chồi

- Là hình thức sinh sản trong đó “chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tach ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới hoặc vẫn dính với có thể mẹ tạo thành tập đoàn.

b) Phân mảnh

- Là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh.

c) Trinh sản

- Là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính

a. Mục tiêu:

- Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn.

- Giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức bài học.

b. Nội dung:

- HS thảo luận nhóm rồi vẽ tranh trên giấy A0 theo kĩ thuật phòng tranh về các vai trò và ứng dụng sinh sản vô tính ở sinh vật.

c. Sản phẩm học tập:

- Tranhảnh về các vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống con người

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Tiết trước

-GV chia HS thành 4 nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0:

+Nhóm 1: Sưu tầm hình ảnh và trình bày phương pháp giâm cành.

+Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh và trình bày phương pháp chiết cành.

+Nhóm 3: Sưu tầm hình ảnh và trình bày phương pháp ghép cây.

+Nhóm 4: Sưu tầm hình ảnh và trình bày phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập (ngoài lớp học)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

- Phân công các thành viên trong nhóm.

+Lên KH thực hiện nhiệm vụ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận (30’)

- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, GV yêu cầu các nhóm triển lãm tại khu vực được phân công.

+ GV tổ chức cho các nhóm di chuyển đến từng khu vực. Tại mỗi khu vực, đại diện nhóm trình bày ý tưởng chính của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi và thảo luận. Thời gian hoạt động của mỗi nhóm là 3p.

Nhóm 1 → Nhóm 2 → Nhóm → Nhóm 4 → Nhóm 1

+Đại diện các nhóm giải đáp thắc mắc, tiếp nhận ý kiến, sửa chữa, bổ sung.

+ Sau hoạt động “triển lãm tranh”, các nhóm hoàn thiện lại sản phẩm dựa trên các ý kiến đóng góp của các nhóm khác(10p).

+Công cụ đánh giá.

-Thảo luận chung 1 số câu hỏi sau:

1.Tại sao cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt và chồi?

2. Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng có hiệu quả nhất?

3.Hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là gì?

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- Đánh giá theo CCĐG3.

4. Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính

PP nhân giống

Áp dụng với các cây

Ưu điểm

Giâm cành

Các loài có khả năng ra rễ phụ như mía, sắn,...

Rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch. Giữ nguyên được đặc tính di truyền có lợi cho con người.

Chiết cành

Các cây ăn quả và cây cảnh lâu năm

Rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch. Giữ nguyên được đặc tính di truyền có lợi cho con người.

Ghép cành

Các cây ăn quả và cây cảnh thân gỗ

Tạo ra cây mang đặc tính của nhiều loài mong muốn.

Nuôi cấy tế bào, mô

Hầu hết các loài thực vật

Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, tạo ra số lượng lớn trong thời gian ngắn.

- Cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt và chồi vì: Từ các mắt sẽ tạo ra rễ và từ các chồi sẽ tạo ra các mầm non để tạo thành cây mới.

- Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng có hiệu quả nhất là phương pháp nuôi cấy mô vì phương pháp này đảm bảo được các tình trạng mong muốn và nhân nhanh với số lượng lớn trong thời gian ngắn,cây con tạo ra sạch bệnh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng

a. Mục tiêu:

- Tạo điều kiện để HS làm quen dần với việc tìm tòi thông tin trong sách, sưu tầm tư liệu, rèn luyện phương pháp tự học, nâng cao năng lực giao tiếp, thuyết trình.

b. Nội dung:

- Đọc thông tin SGK, tìm hiểu thông tin quá sách báo, internet, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập:

- Phần trình bày của HS.

Trả lời:

1. Cây ngũ quả, của ông Lê Đức Giáp (thôn Bãi, Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội); có khả năng cho 5 loại quả (cam canh, cam Mã Lai, bưởi, quất, phật thủ) trên một gốc cây bưởi Diễn.

2. Bác nông dân có thể tạo ra cây ngũ quả là nhờ phương pháp ghép cành của các loài cây thuộc cùng 1 họ.

- Sau khi ghép 1 thời gian thì các mối ghép sẽ liền lại dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.

Đáp án

1. B

2. A

3.

4. D

5. C

6. C

7. B

8. C

9. A

10. C

d. Tổ chức thực hiện:

*Trò chơi “ai nhanh hơn”

Quan sát hình và cho biết và đáp án

1. Đây là cây gì? Ai là người đã tạo ra được cây này? Trên cây có bao nhiêu loại quả?

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

2. Vận dụng kiến thức đã học em hãy cho biết vì sao người nông dân này có thể tạo được một cây tuyệt vời như vậy?

*Trắc nghiệm:

Câu 1. Để rút ngắn thời gian thu hoạch, người thường trồng khoai lang theo hình thức nào dưới đây?

A. Trồng bằng củ.

B. Giâm cành.

C. Chiết cành.

D. Ghép cành.

Câu 2. Phương pháp chiết cành không được áp dụng đối với loại cây nào dưới đây ?

A. Dừa

B. Nhãn

C. Na

D. Ổi

Câu 3. Cho các thao tác sau :

1. Lựa chọn một cành khoẻ, không bị sâu bệnh

2. Đắp bầu đất bao quanh phần thân bị lột vỏ

3. Khi bầu đất xuất hiện rễ thì cắt cành đem đi trồng

4. Lột bỏ một khoanh vỏ trên cành vừa chọn

Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự sớm muộn trong quy trình chiết cành.

A. 1 – 2 – 4 – 3

B. 1 – 4 – 2 – 3

C. 1 – 2 – 3 – 4

D. 1 – 4 – 3 – 2

Câu 4. Trong các phương pháp nhân giống cây trồng dưới đây, phương pháp nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?

A. Giâm cành

B. Chiết cành

C. Ghép cây

D. Nhân giống vô tính

Câu 5. Phương pháp nhân giống nào dưới đây sẽ cho ra cây giống mang đặc điểm di truyền của hai cá thể khác nhau?

A. Nhân giống vô tính

B. Giâm cành

C. Ghép cây

D. Chiết cành

Câu 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : … là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

A. Ghép cành.

B. Giâm cành

C. Chiết cành.

D. Nhân giống vô tính

Câu 7. Cây mía thường được trồng bằng

A. một mảnh lá.

B. phần ngọn.

C. rễ củ.

D. phần gốc.

Câu 8. Cây nào dưới đây thường được trồng bằng cách chiết cành?

A. Tía tô.

B. Rau đay.

C. Bưởi.

D. Gấc.

Câu 9: Sinh sản vô tính được đặc trưng bởi:

A. Không có quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

B. Tạo ra nhiều con cháu trong một thế hệ.

C. Có quá trình giảm phân.

D. Con cháu đa dạng.

Câu 10: Sự tạo cơ thể mới từ rễ, thân, lá được gọi chính xác là:

A. Sinh sản bào tử.

B. Sinh sản vô tính.

C. Sinh sản sinh dưỡng

D.Sinh.sản hữu tính

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Hoạt động

Sản phẩm

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Tỉ lệ điểm (%)

1

Sản phẩm 2: PHT1

Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS

CCĐG1: bảng kiểm

30

2

Sản phẩm 3: Câu trả lời của HS

Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS

CCĐG1: Thang đo

30

3

Sản phẩm 4: Bảng trả lời của HS

Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS

CCĐG1: Rubric

40

Tổng

100

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

CCĐG1: Bảng kiểm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Nội dung

Tiêu chí

Không

1.Nhận nhiệm vụ

Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ khảo sát được phân công

2.Tham gia xây dựng phương án thảo luận và lập kế hoạch nhóm

Mọi thành viên đều bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng phương án và kế hoạch thực hiện việc khảo sát

3.Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác

Mọi thành viên cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bản thân

Mọi thành viên hỗ trợ nhau trong khảo sát, hoàn thành nhiệm vụ

4.Tôn trọng quyết định chung

Mọi thành viên trong nhóm đều tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

5.Kết quả làm việc

Hoàn thành nhiệm vụ được giao

6.Trách nhiệm với kết quả làm việc chung

Mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về kết quả chung của nhóm

CCĐG2: Thang đánh giá hoạt động 2

Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm ĐG

1.Làm việc nhóm

Phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng.

Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

10

10

2.Kết quả thảo luận nhóm

Nêu được khái niệm sinh sản vô tính.

10

Kể tên được các hình thức SSVT ở TV

10

Nêu được các hình thức SSVT ở ĐV

10

3.Thảo luận

Quan sát và có ý kiến nhận xét.

10

Đặt câu hỏi thắc mắc.

10

4.Thuyết trình

Tự tin, lưu loát, đúng giờ.

10

Rõ ràng, trọng tâm, thu hút.

10

Trả lời tốt các câu hỏi thảo luận.

10

Tổng

100

*CCĐG 3: (Sưu tầm hình ảnh và trình bày các vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính).

Mức độ/Tiêu chí

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Hình thức trình bày(20đ)

Thẩm mĩ

Thẩm mĩ, logic

Thẩm mĩ, logic, sáng tạo

<10đ

10-15đ

16-20đ

Nội dung (60đ)

-Tóm tắt được 1/3 quy trình.

-Trình bày được 1 số vai trò của quy trình trong thực tiễn.

-Tóm tắt được 2/3 quy trình.

-Trình bày được các vai trò cơ bản của quy trình trong thực tiễn.

-Tóm tắt được đầy đủ quy trình.

-Trình bày được đầy đủ các vai trò của quy trình trong thực tiễn.

<30đ

30-45đ

46-60đ

Thuyết trình sản phẩm (20đ)

Thuyết trình rõ ràng.

Thuyết trình rõ ràng, tự tin.

Thuyết trình rõ ràng, tự tin, hấp dẫn, logic.

<10đ

10-15đ

16-20đ

Tổng:100đ

Bảng KWL

Sinh sản là gì?

Những điều đã biết (K)

Những điều muốn biết (W)

Những điều đã học được (L)

Phiếu học tập số 1: Sinh sản là gì?

Nhóm……………………………………… Lớp 7……..

Quan sát hình 39.1- Sinh sản ở một số sinh vật điền từ còn trống vào các nội dung sau:

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 2)

1. Sinh sản là quá trình tạo ra những …(1)… đảm bảo sự …(2)… liên tục của loài.

2. Có 2 hình thức sinh sản:

+ Sinh sản …(3)….

+ Sinh sản hữu tính.

3. Ví dụ:

-Sinh sản ở mèo là hình thức sinh sản…(4)….

-Sinh sản ở cây chuối là hình thức sinh sản…(5)….

Phiếu học tập số 2

Tên cây

Mọc từ phần nào của cây?

Mọc từ phần nào của cây?

Phần đó thuộc loại CQ nào?

Trong ĐK nào?

Rau má

Thân bò

Cơ quan sinh dưỡng

Có đất ẩm

Gừng

Thân rễ

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi ẩm

Khoai lang

Rễ củ

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi ẩm

Lá thuốc bỏng

Cơ quan sinh dưỡng

Đủ độ ẩm

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học