Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở động vật và thực vật):
+ Nêu được khái niệm.
+ Viết được phương trình hô hấp dạng chữ.
+ Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ của tế bào.
- Tiến hành thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua quá trình nảy mầm của hạt.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học:Chủ động, tích cực tìm hiểu về quá trình hô hấp tế bào, mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào.
-Giao tiếp và hợp tác:Hoạt động nhóm một cách có hiệu quả, sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm hô hấp tế bào, trình bày mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào và nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thông qua thí nghiệm rút ra được kết luận về hiện tượng hô hấp ở thực vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
-Nhận biết khoa học tự nhiên:Kể tên các chất tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào, mô tả và nêu được vai trò của quá trình hô hấp tế bào, viết được phương trình hô hấp dạng chữ thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
-Tìm hiểu tự nhiên:Quan sát sơ đồ mô tả quá trình hô hấp tế bào cũng như mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
-Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm trong tiết học, trách nhiệm trong hoạt động nhóm và bảo vệ thiên nhiên, con người và các loài sinh vật.
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng…
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm của cá nhân và nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh về hô hấp tế bào, mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị các dụng cụ trong tiết thực hành về hô hấp tế bào.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
- SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
- Chuẩn bị mẫu vật thí nghiệm trong SGK trang 103.
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm như ở bài 20.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới.
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập: hô hấp tế bào.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.1, đặt câu hỏi vấn đề:
+ Vì sao khi chạy, con người cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều khí carbon dioxide, nước và nhiệt.
c) Sản phẩm:
-Đáp án trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đứng lên nối tiếp nhau và đi vòng quanh lớp trong vòng 1 phút. - GV lần lượt nêu câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời: + Vì sao khi chạy, con người cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều khí carbon dioxide, nước và nhiệt. + Các hoạt động sống của tế bào cần năng lượng hay không? Năng lượng đó được lấy từ đâu? - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. - Giáo viên:Theo dõi và bổ sung khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời các HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: → Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Vậy hô hấp tế bào là gì? Nó diễn ra như thế nào? Vai trò của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS. * Gợi ý: - Khi chạy, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng → Khi đó, quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh hơn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể → Cơ thể cần nhiều oxygen và glucose để cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa năng lượng này, đồng thời quá trình chuyển hóa năng lượng cũng giải phóng nhiều carbon dioxide, nước và nhiệt. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chuẩn khác:
Giáo án KHTN 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Giáo án KHTN 7 Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Giáo án KHTN 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)