Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
- Cảm giác an toàn và quyền được an toàn.
- Những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh.
- Những người đáng tin cậy.
- Thực hành đưa ra yêu cầu giúp đỡ khi gặp tình huống không an toàn.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ về cảm giác an toàn, quyền được an toàn, nguy cơ dẫn đến bị xâm hại, tìm hiểu và lập danh sách “người tin cậy”.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đưa ra cách ứng xử phù hợp với tình huống.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại.
- Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần.
- Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Giúp đỡ bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh:
- SHS.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới của bài. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tình huống cảm thấy không an toàn mà em đã trải qua hoặc em biết. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Đôi khi chúng ta gặp phải tình huống không an toàn, thậm chí có nguy cơ bị xâm hại. Vậy, làm thế nào để biết được và phòng tránh nguy cơ đó, các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 26 – Phòng tránh bị xâm hại – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. CẢM GIÁC AN TOÀN VÀ QUYỀN ĐƯỢC AN TOÀN - GV yêu cầu HS đọc khung thông tin SGK trang 93. - GV đặt câu hỏi: Hiện nay các em đang ngồi trong lớp thì có được cảm giác như thế nào? Khi đi chơi cùng bố/mẹ, các em có được cảm giác thế nào? - GV: Vậy, nếu ở tình huống không an toàn, con người thường có những cảm giác như thế nào? Khi đó các em sẽ làm gì để đảm bảo quyền của mình, các em sẽ tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo. Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu của bạn an toàn và không an toàn a. Mục tiêu: HS nhận diện và nêu được dấu hiệu của bạn an toàn và không an toàn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ: Quan sát từ hình 1 đến hình 4 và cho biết: + Những biểu hiện cảm xúc của các bạn trong hình. + Bạn nào an toàn? Bạn nào đang bị xâm hại đến sự an toàn của cá nhân? - GV mời đại diện 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét. |
- HS trả lời: Các tình huống, sự việc ở trong trường, ở ngoài trường khiến em cảm thấy lo lắng, băn khoăn (không an toàn): Bị bạn lấy tiền, bắt nạt, bị lạc, bố mẹ đến đón muộn,... - HS lắng nghe, ghi bài. - HS đọc cá nhân khung thông tin. - HS trả lời: Vui, thoải mái, thích thú, bình thường,... - HS lắng nghe. - HS nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ. - HS trả lời: + Hình 1: Bạn có vẻ mặt, lời nói thể hiện ngạc nhiên, có chút lo lắng,... khi một người không quen biết muốn làm quen qua không gian mạng,...; bị xâm hại mất an toàn về tinh thần ngay cả khi giao tiếp qua mạng. + Hình 2: Bạn có vẻ mặt sợ hãi, người co rúm lại khi bị một bạn lớn hơn dọa nạt, trấn lột tiền,... (bị bắt nạt); bị xâm hại, mất an toàn về tinh thần. + Hình 3: Bạn có vẻ mặt rạng rỡ, vui vẻ, thoải mái khi ngồi chơi cùng “ông nội”, cho thấy bạn đang có cảm giác an toàn + Hình 4: Bạn có vẻ mặt khó chịu, thân thể và lời nói phản kháng,... khi bị một người phụ nữ ép buộc, đẩy lên xe; bị xâm hại đến thân thể,... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 28: Chức năng của môi trường đối với sinh vật
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)