Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

- Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng. Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.

- Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.

- Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.

- Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

* Năng lực riêng:

- Thực hiện được thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật.

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu mối quan hệ giữa bóng của vật với vị trí của và nguồn sáng.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Các hình trong bài 8 SGK; phiếu học tập; các vật dụng thí nghiệm: tập vở; tấm mica trong suốt, tấm kính trong mờ, ba miếng bìa cứng cùng kích thước, dây mềm, đất nặn, đèn pin.

- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

2. Đối với học sinh:

- SGK.

- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về đường đi của ánh sáng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 35).

Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về đường đi của ánh sáng trong hình 1?

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Đường đi của ánh sáng xuyên qua tán cây ở hình 1 là thẳng hay cong?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Trong hình 1, đường đi của ánh sáng là đường thẳng. Tuy nhiên có những chỗ ánh sáng không truyền qua được. Tại sao lại như vậy? Nguồn phát ra ánh sáng trong hình là gì? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân biệt vật phát sáng và vật được chiếu sáng

a. Mục tiêu: HS quan sát thí nghiệm để nhận biết vật phát sáng và vật được chiếu sáng.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2a và 2b; 3a và 3b (SGK, trang 35).

Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Trong hình 2a, bạn An có nhìn thấy rõ mọi vật trong phòng không? Để thấy rõ mọi vật trong phòng, bạn phải làm gì (hình 2b)? Vì sao?

+ Chúng ta có thể thấy rõ cảnh vật trong hình 3a hay 3b? Vì sao?

+ Vật nào là vật phát sáng, vật nào là vật được chiếu sáng trong các hình trên?

- GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.


- HS lắng nghe GV gợi ý.

 

- HS trả lời: Đường đi của ánh sáng là các đường thẳng.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 


- HS trả lời:

+ Trong hình 2a bạn An không nhìn thấy vật. Để thấy vật thì An phải bật đèn vì khi đó có ánh sáng.

+ Chúng ta thấy rõ cảnh ở hình 3b vì hình 3a không có ánh sáng nên không quan sát được vật.

+ Vật phát sáng là bóng đèn (hình 3a), mặt trời (hình 3b); vật được chiếu sáng là An và các đồ vật trong phòng (hình 3a), cảnh vật có trong hình 3b.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học