Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 12: Nhiệt độ và nhiệt kế
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
* Năng lực riêng:
- Sử dụng được nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 12 SGK; các loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử (hay nhiệt kế số) và nhiệt kế hồng ngoại.
- Dữ liệu thời tiết tại địa phương và một vài tỉnh khác (Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre,…) trong ngày.
- Phiếu học tập.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
2. Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về khái niệm nhiệt độ. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, chúng ta dùng dụng cụ gì để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta hãy đi tìm hiểu bài học hôm nay: Nhiệt độ và nhiệt kế (tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về nóng, lạnh và nhiệt độ a. Mục tiêu: HS trình bày được nhiệt độ cao hơn khi vật nóng hơn và nhiệt độ thấp hơn khi vật lạnh hơn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 2, 3 (SGK, trang 51). - GV nêu câu hỏi: + Cốc nước trong hình 1a hay cốc nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn? + Bản tin dự báo thời tiết trong hình 2 hay hình 3 cho biết thời tiết ngoài trời nóng hơn? Vì sao em biết? - GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và rút ra kết luận: Vật hoặc không khí nóng hon có nhiệt độ cao hơn. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Hoạt động 2: Cùng thảo luận a. Mục tiêu: HS thảo luận để tìm hiểu về nhiệt độ trong một ngày tại địa phương em thông qua các phương tiện truyền thông. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 6. - GV chiếu cho HS xem dữ liệu thời tiết tại địa phương và một vài tỉnh khác trong ngày. (thời tiết HN; thời tiết Tp HCM). - GV yêu cầu HS: + Thảo luận nhóm và nêu nhận xét về nhiệt độ trong ngày tại địa phương. + So sánh nhiệt độ trong một ngày tại địa phương với tỉnh khác. - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). |
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: Để nhận biết một vật nóng hơn hay lạnh hơn vật khác, ta dùng nhiệt kế. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Cốc nước trong hình 1a có nước đá; cốc nước trong hình 1b có hơi bốc lên. Vậy nước trong hình 1b nóng hơn. Vì nước càng nóng thì nhiệt độ của nước càng cao ⇒ nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn. + Bản tin thông báo cho biết nhiệt độ ngoài trời ở hình 2 là 360C, còn ở hình 3 là 120C ⇒ thời tiết ngoài trời trong hình 2 nóng hơn. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS quan sát.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: + Nhiệt độ giữa trưa cao hơn nhiệt độ ban đêm. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 13: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt
Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển
Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4