Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

- Kể được tên thành phần chính của không khí: ni-tơ (nitrogen), ô-xi (oxygen), khí các-bô-níc (carbon dioxide).

- Quan sát hoặc làm thí nghiệm để:

+ Nhận biết được sự có mặt của không khí.

+ Xác định được một số tính chất của không khí.

+ Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,…

+ Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy.

- Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

* Năng lực riêng:

- Thực hành thí nghiệm đơn giản xác định một số tính chất của không khí.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Các hình trong bài 4 SGK; các đồ dùng để làm thí nghiệm như các hình vẽ gợi ý trong SGK.

- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

2. Đối với học sinh:

- SGK.

- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự có mặt của không khí.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hít vào thật sâu, đặt bàn tay trước mũi và sau đó thở ra.

- GV đặt câu hỏi: Em cảm nhận được gì?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Không khí có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vậy không khí có ở đâu? Câu trả lời sẽ có trong bài học hôm nay: Thành phần và tính chất của không khí (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thí nghiệm “Bắt không khí”

a. Mục tiêu: HS hiểu được không khí có ở mọi nơi.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm bắt không khí bằng túi ni lông tự hủy sinh học (túi có kích thước bất kì).

- GV lưu ý: Khi buộc túi cần chú ý tránh làm không khí bên trong túi bị thoát ra ngoài bằng cách chỉ tác động vào miệng túi, không ép tay vào phía đáy túi.

- GV đặt câu hỏi:

+ Không khí có trong túi không? Vì sao em biết?

+ Theo em, không khí có ở đâu?

- GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận.

- GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.

Hoạt động 2: Thí nghiệm với miếng mút xốp khô

a. Mục tiêu: HS nhận biết được không khí có trong vật rỗng.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 (SGK, trang 19).

Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Dùng tay bóp mạnh miếng mút xốp trong nước, em thấy hiện tượng gì? Giải thích.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 


- HS thực hiện yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

- HS trả lời: Em cảm thấy có không khí chạm vào tay em.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 


- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 


- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 


- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 


- HS trả lời:

+ Không khí có trong túi vì đã làm túi căng phồng lên.

+ Không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.


- HS nêu kết luận.

 

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.


- HS trả lời: Khi bóp mạnh miếng mút xốp trong nước, em thấy bọt khí thoát ra do miếng mút xốp rỗng, có chứa không khí bên trong. Khi bóp mạnh, không khí thoát ra ngoài.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học