Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự chuyển thể của nước

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

- Vẽ sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

* Năng lực riêng:

- Thực hành thí nghiệm đơn giản về sự chuyển thể của nước.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Các hình trong bài 2 SGK; các vật dụng thí nghiệm: một bát lớn trong suốt và một cốc nhỏ, thấp hơn bát và khô ráo; tấm kính hoặc tấm mi-ca trong, nước nóng (khoảng 700C).

- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

2. Đối với học sinh:

- SGK.

- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thể của nước.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 10).

Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự chuyển thể của nước

- GV đặt câu hỏi: Em thấy nước ở đâu trong hình 1?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV gợi ý thêm cho HS: Đây có phải là nước không? Trong cốc chỉ có nước nhưng ở hai thể khác nhau. Đó là những thể nào?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong hình 1, nước tồn tại ở thể lỏng và thể rắn. Vậy ngoài 2 thể này ra, nước còn tồn tại ở thể nào khác không? Các thể đó có mối quan hệ như thế nào? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài học hôm nay: Sự chuyển thể của nước (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết các thể của nước

a. Mục tiêu: HS quan sát hình và nhận biết ba thể của nước: rắn, lỏng, khí (hơi).

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2a, 2b, 2c (SGK, trang 10).

Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự chuyển thể của nước

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết các thể khác nhau của nước trong mỗi hình.

- GV dẫn dắt HS thảo luận bằng cách đặt câu các hỏi:

+ Có bao nhiêu thể của nước? Đó là những thể nào?

+ Ở hình nào nước ở thể lỏng? Ở hình nào nước ở thể rắn? Ở hình nào nước ở thể khí (hơi)?

- GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV và HS nhận xét, rút ra kết luận: Nước có thể tồn tại dưới ba thể khác nhau là rắn, lỏng và khí (hơi).

Hoạt động 2: Sự chuyển thể của nước: đông đặc và nóng chảy

a. Mục tiêu: HS quan sát, nhận xét và đề xuất được thí nghiệm về sự đông đặc và nóng chảy của nước.

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 


- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.


- HS trả lời: Trong hình 1, nước được đựng trong cốc.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV gợi ý.

 

- HS trả lời: Nước trong cốc tồn tại ở hai thể, đó là thể lỏng (nước) và thể rắn (nước đá).

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- HS quan sát hình.

 

 

 


- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS thảo luận theo cặp.

 

 

 

 

 


- HS trả lời:

+ Nước tồn tại ở ba thể là rắn, lỏng, khí (hơi).

+ Các dạng tồn tại của nước:

* Hình 2a: Nước tồn tại ở thể lỏng.

* Hình 2b: Nước tồn tại ở thể khí.

* Hình 2c: Nước tồn tại ở thể rắn.

- HS lắng nghe, ghi chép.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học