Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Tuần 5 Chân trời sáng tạo (Bản 2)

Xem thử

Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nêu được những nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- Học sinh sẵn sàng trao đổi với khách mời khi nghe nói chuyện về chủ đề “an toàn khi giao tiếp trên mạng”

- Học sinh tích cực suy nghĩ về những hoạt động mình sẽ thực hiện để hưởng ứng phong trào “an toàn cho em – an toàn cho mọi người”.

2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực tự chủ và tự học

3. Năng lực đặc thù 

- Năng lực thích ứng với cuộc sống

4. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động

- Hướng dẫn HS chuẩn bị những những nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng để sẵn sàng trao đổi khi nghe nói chuyện.

- Một số phần quà để trao thưởng (nếu có).

2. Học sinh:

- Chuẩn bị nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- Tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động nghe nói chuyện về an toàn khi giao tiếp trên mạng.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a) Mục tiêu

- Học sinh nêu được những nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- Học sinh sẵn sàng trao đổi với khách mời khi nghe nói chuyện về chủ đề “an toàn khi giao tiếp trên mạng”

- Học sinh tích cực suy nghĩ về những hoạt động mình sẽ thực hiện để hưởng ứng phong trào “an toàn cho em – an toàn cho mọi người”.

b) Tiến trình hoạt động

– GV hướng dẫn các em chuẩn bị những nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng và sẵn sàng trao đổi với khách mời khi nghe nói chuyện về chủ đề “an toàn khi giao tiếp trên mạng”.

- Gợi ý một số nội dung như:

+ Có những nguy cơ nào khi giao tiếp trên mạng?

+ Làm thế nào để có thể tự chủ khi giao tiếp trên mạng?

+ Khi giao tiếp trên mạng, các em cần chú ý những điều gì?

+ …….

- GV nhắc nhở các em tập trung lắng nghe khách mời chia sẻ về an toàn khi giao tiếp trên mạng.

– GV nhắc nhở HS ghi chép lại những điều các em học hỏi được khi nghe nói chuyện về an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- GV gợi ý cho các em suy nghĩ về những hoạt động mình sẽ thực hiện để hưởng ứng phong trào “an toàn cho em – an toàn cho mọi người”.

- HS suy nghĩ và chuẩn bị theo hướng dẫn.

– HS ghi nhớ và thực hiện

- HS chuẩn bị gấy, bút viết để ghi chép

- HS suy nghĩ và trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

Tuần 5. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

AN TOÀN CHO EM – AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

– HS tham gia được trò chơi “Thấy – Nghĩ – Tự hỏi”

– Nêu được lợi ích của giao tiếp trên mạng và những nguy cơ có thể gặp phải khi giao tiếp trên mạng

- Trình bày được những biểu hiện của tự chủ khi giao tiếp trên mạng.

Tiết trải nghiệm góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất:

1. Năng lực đặc thù:

– Năng lực thích ứng với cuộc sống: tìm hiểu và xác định được những biểu hiện của tự chủ khi giao tiếp trên mạng.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng được những hiểu biết về tự chủ khi giao tiếp trên mạng để thực hiện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ.

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện sự tự chủ khi giao tiếp trên mạng.

II. ĐỒ DÙNG

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Bức tranh ở hoạt động 1, trang 17

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: Hoạt động 1: Trò chơi “Thấy – Nghĩ – Tự hỏi ”

a) Mục tiêu

– Tạo hứng thú cho HS và bắt nhịp vào tiết HĐTN của tuần.

b) Cách tiến hành

- GV yêu cầu 2 học sinh tạo thành nhóm đôi và nhìn vào bức tranh trong SGK trang 17 (nếu lớp nào có điều kiện, GV chiếu bức tranh này trên TV hoặc màn chiếu để cả lớp cùng quan sát) và thực hiện theo hướng dẫn sau:

+ HS 1 lần lượt nêu 3 câu hỏi trong SGK để HS 2 trả lời:

+  HS 2 trả lời 3 câu hỏi trong SGK xong thì hỏi lại HS 1 ba câu hỏi đó, HS 1 trả lời.

- Sau khi các nhóm đôi hỏi và trả lời xong, GV mời đại diện một số cặp đôi lên chia sẻ kết quả chơi với cả lớp.

- GV dự kiến một số câu trả lời cho 3 câu hỏi trên như sau:

1) Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh?

+ Tôi nhìn thấy một bạn nhỏ ngồi trước màn hình máy tính, trên đầu bạn ấy có bóng nghĩ “Không chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều” và “Không chấp nhận yêu cầu kết bạn của người lạ”

+ Tôi nhìn thấy từ “Chào bạn!” và dấu @

2) Bạn nghĩ gì về bức tranh?

+ Tôi nghĩ bức tranh muốn nói đến việc giao tiếp trên mạng.

+ Tôi nghĩ bức tranh muốn nói về việc phải cẩn thận khi giao tiếp trên mạng.

3) Bạn có câu hỏi nào về những điều nhìn thấy trong bức tranh?

+ Tôi muốn hỏi ngoài 2 điều không nên làm trong bức tranh thì còn có những điều nào khác không nên làm khi giao tiếp trên mạng.

+ Tôi muốn hỏi về những nguyên tắc đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng.

– GV tổng hợp ý kiến của các nhóm đã chia sẻ và giới thiệu chủ đề hoạt động “An toàn cho em – An toàn cho mọi người”

- HS lắng nghe và ghi nhớ cách thực hiện

- HS thực hiện hoạt động: lần lượt  hỏi và trả lời theo 3 câu hỏi:

1) Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh?

2) Bạn nghĩ gì về bức tranh?

3) Bạn có câu hỏi nào về những điều nhìn thấy trong bức tranh?

- HS lắng nghe

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học