Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khách quan và công bằng
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng.
- Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng; tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.
- Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày.
- Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
- Điều chỉnh hành vi: Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày; Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.
3. Phẩm chất: Trung thực: Có thái độ và hành động khách quan, công bằng trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện về biểu hiện của khách quan, công bằng.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Cung cấp cho học sinh một cái nhìn trực quan và dễ hiểu về khái niệm công bằng thông qua video hoạt hình.
- Khuyến khích học sinh suy nghĩ và thảo luận về các ví dụ và tình huống liên quan đến công bằng trong cuộc sống.
b. Nội dung:
- Xem một video hoạt hình về sự công bằng giúp giải thích và minh họa khái niệm công bằng qua các tình huống và câu chuyện dễ hiểu.
- Thảo luận về các thông điệp và bài học từ video thông qua các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- Hiểu rõ hơn về khái niệm công bằng và cách áp dụng công bằng trong cuộc sống.
- Nhận diện các ví dụ thực tế về sự công bằng từ video.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên giới thiệu video hoạt hình liên quan đến sự công bằng và giải thích mục tiêu của hoạt động. Ví dụ: "Hôm nay, chúng ta sẽ xem một video hoạt hình về sự công bằng. Video này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm công bằng qua câu chuyện và tình huống dễ hiểu. Sau khi xem video, chúng ta sẽ thảo luận về những gì chúng ta đã học được thông qua các câu hỏi cô đề ra"
https://www.youtube.com/watch?v=5sfDuamatzY
Câu hỏi
1/ Video đã mô tả tình huống gì về sự công bằng?”
2/ Nhân vật trong video đã thể hiện sự công bằng như thế nào? Em có thấy cách giải quyết của nhân vật đã xứng đáng và hợp lý hay chưa?
3/ Em có thể đưa ra một ví dụ trong cuộc sống của mình về sự công bằng và nêu lí do vì sao sự công bằng rất quan trọng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 4 - 5 HS trả lời câu hỏi trước lớp
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:“Qua video, chúng ta đã thấy sự công bằng không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn thể hiện qua những hành động và quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá sâu hơn về sự công bằng vàáp dụng sự công bằng trong các tình huống thực tế - Bài 4. Khách quan và công bằng.”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của khách quan và tác hại của hành vi thiếu khách quan
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện khách quan, hiểu được ý nghĩa của khách quan và tác hại của sự thiếu khách quan.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.22 và thực hiện yêu cầu:
+ Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên.
+ Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.
+ Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm hoạt động cộng đồng và ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những biểu hiện khách quan, hiểu được ý nghĩa của khách quan và tác hại của sự thiếu khách quan.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.22 và thực hiện yêu cầu: Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên. - GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về tính khách quan: Tư liệu: Bác Hồ từng dạy: “Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”. |
1. Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của khách quan và tác hại của hành vi thiếu khách quan a. Biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó - Biểu hiện của khách quan trong thông tin SGK tr.22: + Các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ; |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)