Giáo án GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiếp theo)
1. Kiến thức
- Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
- Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.
2. Kĩ năng
- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử cho phù hợp.
3. Thái độ
- Hình thành ý thức tôn trong pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
1. Giáo viên
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
- Hiến pháp năm 1992.
2. Học sinh
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
1. Ổn định tổ chức lớp
- Sĩ số: ………………..
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết có những loại vi phạm pháp luật nào?
HS: trả lời theo nội dung bài học.
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi pham pháp luật dân sự
- Vi phạm pháp luật hình sự
- Vi phạm ki luật
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
GV : Cho HS làm bài tập để kiểm tra bài cũ đồng thời dẫn dắt nội dung phần sau :
Điền vào bảng ý kiến cá nhân.
GV : Nhậnh xét bổ sung vào bài
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học : GV: Từ các hoạt động của tiết 1, HS tự rút ra khái niệm về vi phạm pháp luật. GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi 1. Vi Phạm Pháp luật là gì? HS Trả lời. |
II.Nội dung bài học: 1. Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. |
? Có các loại vi phạm nào? HS: Trả lời |
2. Các loại vi phạm pháp luật: - Vi hạm pháp luật hình sự - Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi pạm pháp luật dân sự. - Vi phạm kỉ luật. |
? Trách nhiệm pháp lí là gì? HS: trả lời |
3. Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân , tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hànhg những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. |
? Có các loại trách nhiệm pháp lí gì? HS:…… |
4. Các loại trách nhiệm pháp lí: - TRách nhiệm hình sự. - Trách nhiệm hành chính. - Trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm kỉ luật. |
? ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí GV: đặt câu hỏi liên quan dến trách nhiệm pháp lí của công dân, từ đó HS liên hệ trách nhiệm của bản thân. HS: cùng trao đổi |
5. ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. - Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. - Giáo dục ý thức tôn trong và chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật. - Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. |
? Nêu trách nhiệm của công dân? HS:…….. GV: Yêu cầu HS đọc điều 12 Hiến pháp 1992 HS: đọc GV: kết hợp giải thích các thuật ngữ. - Năng lực trách nhiệm pháp lí… - Các biện Pháp ta pháp….. |
6. Trách nhiệm của công dân: - Chấp hành nghiêm chỉnh HIến Pháp và pháp luật. - Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật. |
Hoạt động 2: GV cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa GV: Cho HS làm bài HS: cả lớp làm bài, phát biểu GV:bổ sung, chữa bài |
III. Bài tập Bài 1/55: - Vi phạm pháp luật hành chính : d,g - Vi phạm pháp luật hình sự: c - Vi phạm pháp luật dân sự: a,b - Vi phạm kỉ luật : đ,e |
|
Bài 2/55: Trường hợp (b) không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình; vì em bé mới 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật). |
|
Bài 3/55: - Trường hợp a là đúng. - Nam phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi Nam biết vận chuyển ma túy là sai trái nhưng vẫn cố ý phạm tội. |
|
Bài 4/56: - Hành vi của Tú đã vi phạm luật an toàn giao thông. - Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải: + Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định; + Vượt đèn đỏ → gây hậu quả nghiêm trọng: Làm ông Ba bị thương nặng. - Trách nhiệm của Tú trong sự việc này: + Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba; + Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. |
|
Bài 5/56: - Ý kiến đúng: (c), (e). - Ý kiến sai: (a), (b), (d), (đ). |
|
Bài 6/56: - Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật. - Giống nhau: + Đều là những quan hệ xã hội được pháp luật thừa nhận, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa con người với con người. - Khác nhau: * Trách nhiệm đạo đức: Bằng tác động của dư luận - xã hội, thực hiện mang tính tự giác và tự ý thức. * Trách nhiệm pháp lí: Bắt buộc thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. |
4. Củng cố
GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống:
Câu 1: Xe máy, xe mô tô 2 bánh được chở ít nhất là mấy người?
1. Hai người kể cả lái xe.
2. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm một người ngồi phía sau và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.
HS: ứng xử tình huống
GV: nhận xét.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 9 chuẩn khác:
- Giáo án Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Giáo án Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (tiếp theo)
- Giáo án Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Giáo án Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- Giáo án Ôn tập học kì 2
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)