Giáo án GDCD 8 Thực hành các vấn đề địa phương

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử quê hương, cần tham gia tìm hiểu để giữ gìn bảo vệ truyền thống di tích văn hóa lịch sử.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng hiểu biết và tham gia giữ gìn truyền thống lịch sử quê hương.

3. Thái Độ

-Tôn trọng, tu bổ, bảo vệ truyền thống di tích văn hóa lịch sử quê hương .

1. Giáo viên-Tranh ảnh, truyện kể.

2. Học sinhVở ghi….

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ

Trên địa bàn quê hương em có những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu nào? ở đâu?

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

*Kể tên các di tích văn hóa lịch sử ở địa phương mà em biết?

*Trong các di tích văn hóa lịch sử trên di tích nào tiêu biểu cho truyền thống yêu nước của cha ông ta (mở rộng ở tỉnh ta).

*Ngôi đền ở chân sông Chu (Minh Châu) thờ ai?

*Giới thiệu vài nét về ngôi đền đó?

*Hiện tại ngôi đền đó được bảo tồn chăm sóc như thế nào?

Giáo viên mở rộng : Người ta nói mảnh đất Thanh Hóa là mảnh đất địa linh nhân kiệt.

*Là người con sinh ra trên quê hương Thanh Hóa với nhiều anh hùng em có suy nghĩ gì?

*Hiện tại có một số người lợi dụng khu di tích để làm lợi riêng hoặc phá hại làm ô nhiểm môi trường nơi di tích em có thái độ như thế nào?

*Để giữ gìn khu di tích (chùa) bản thân em phải làm gì?

Giáo viên đơa ra một số tình huống để học sinh làm.

→ Học sinh tự kể

→ Lăng Bà Triệu – Hậu Lộc.

Đền thờ Lê Lợi – Thọ Xuân.

Thành Nhà Hồ – Vĩnh Lộc.

→ Được bảo vệ chăm sóc, tu sửa hàng năm.

→ Cảm phục tự hào, biết ơn thế hệ cha ông.

→ Lên án, phê phán.

→ Nêu rõ trách nhiệm của học sinh .

4. Củng cố

GV nhận xét giờ thực hành:

5. Hướng dẫn học ở nhà

Giáo viên đưa một số tình huống liên quan đến nội dung bài học để học sinh làm.

Yêu cầu học sinh về nhà viết nhà thu hoạch.

Nhắc nhở học sinh ôn tập để chuẩn bị cho bài thi hết học kỳ I.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 8 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học