Giáo án GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Giúp HS:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung quyền sở hữu , biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân .
2. Kĩ năng
- Học sinh biết cách bảo vệ quyền sở hữu.
3. Thái Độ
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của người khác và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu .
1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, ca dao , tục ngữ...
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà .
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………..
2. Kiểm tra bài cũ
Trách nhiệm của công dân , học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ và các chất độc hại ?
Những loại chất nào sau đây dễ gây tai nạn nguy hỉêm cho con người ?
- Thuốc nổ - Dầu gội đầu - Cồn 90o - Thuốc chuột
- Thuốc làm pháo - Xăng, dầu, ga - Thuốc trừ sâu - axít, thuỷ ngân
3. Bài mới
- Vào bài : GV cầm quyển sách GDCD và nói : “Cuốn sách này của tôi” tức là GV đã khẳng định quyền gì đối với quyển sách này ?
HS An cầm quyển sách và nói : “Cái bút này là của tôi ”HS An đã khẳng định quyền gì với cái bút ?
HS trả lời : GV là chủ sở hữu của cuốn SGK
HS là chủ sở hữu của cái bút
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức học sinh thảo luận các tình huống trong SGK GV giao câu hỏi cho tong đội |
I- Đặt vấn đề . |
Câu 1. Những người sau đây có quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục tương ứng ?
Câu 2. Người chủ xe có quyền gì ? Em hãy chọn các nội dung tương ứng ?
Câu 3. Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không ? Vì sao ? ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ?
- Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước .
- Chủ sở hữu mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng
GV chốt lại : Chiến hữu là chiếm giữ tài sản ; định đoạt là quyết định số phận tài sản ; sử dụng là dùng đúng mục đích .
GV kết luận và rút ra bài học . Chúng ta đã tìm hiểu công dân có quyền sở hữu và quyền sở hữu bao gồm có 3 quyền SGK GV yêu cầu học sinh kể tên một số tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân GV kẻ bảng và gợi ý học sinh trả lời HS kẻ bảng và gọi tên các loại tài sản |
- Gia đình em có tài sản gì ? - Bố mẹ em có sở hữu lương không ? - Nhà ở do nhà nước cấp gia đình em có quyền sở hữu không ? - Bổ mẹ em có sổ tiết kiệm không ? Tiền này gọi là tiền gì ? - Chú An mua máy xát để sản xuất, quyền tài sản của chú An là gì ? - Cô Hạnh có người bà con đi nước ngoài gửi biếu tiền , cô có được sử dụng không ? |
Quyền sở hữu tài sản gì ? | Ví dụ tài sản |
Tư liệu sinh hoạt | Tủ lạnh, quạt, ti vi , xe máy ….. |
hợp Thu nhập pháp | Lương , phụ cấp đI làm của bố mẹ |
Góp vốn kinh doanh | NuôI tôm , bán hàng , kinh doanh |
Tư liệu sản xuất | Máy xay xát, máy cày bừa..... |
Của cảI để dành | Tiết kiệm vàng, tiền ….. |
HS nhận xét , tranh luận
GV nhận xét và cho điểm học sinh làm tốt
GV cho học sinh làm bài tập củng cố (dùng bảng phụ)
Trong các tài sản sau , tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân
- Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân
- Đất đai
- Đường quốc lộ
- Trường học
- Bệnh viện
- Rừng núi
- Khoáng sản
- Tài nguyên trong lòng đất
- Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
GV chuyển ý : Bên cạnh quyền sở hữu , chúng ta cần phảI biết tôn trọng tài sản của người khác và nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu . GV đọc cho cả lớp nghe Điều 175 và 178 Bộ luật dân sự GV đặt câu hỏi . Tôn trọng tài sản người khác thể hiện qua những hành vi nào ? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác ? Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất gì ? GV cho HS thảo luận bài tập 5 SGK - Những tài sản nào nhà nước quy định phảI đăng ký quyền sở hữu ? Vì sao phải đăng ký ? - Đăng ký quyền sở hữu có phải là biện pháp tự bảo vệ tài sản không ? Vì sao ? - Nêu một số biện pháp nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân ? GV kết luận toàn bài và chuyển sang mục nội dung bài học . Quyền sở hữu là gì ? Thế nào là quyền chiếm hưũ, sử dụng, định đoạt ? Trong ba quyền này , quyền nào là quan trọng nhất? Nghĩa vụ của công dân ? Nguyến tắc thực hiện ? ?Khi thấy một bạn nào đó cùng trang lứa với em đang lấy tiền của người khác , em sẽ làm gì ? Vì sao em làm như vậy? ? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến nội dung bài học này . |
- Cần có hành vì : Tôn trọng ,có trách nhiệm với tài sản được giao quản lý, giữ gìn cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng....Nhặt được của rơi trả người đã mất , vay trả đúng hẹn ...Gây thiệt hại phải bồi thường ... - Vì nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân bằng pháp luật. - Thể hiện phẩp chất thật thà, trung thực , liêm khiết ... (HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học) *Bài tập 5 SGK - Nhà nứơc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân . - Pháp luật quy định phải đăng ký tài sản có giá trị : nhà ở, đất đai , ô tô , xe máy ....để nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân khi bị xâm phạm - Có đăng ký công dân mới có cơ sở pháp lý để bảo vệ . * Biện pháp của nhà nước . - Quy định về quyền và nghĩa vụ - Cách thức bảo vệ tài sản - Quy định đăng ký tài sản - Quy định hình thức, biện pháp xử lý - Quy định trách nhiệm của công dân - Tuyên truyền , giáo dục …. II- Nội dung bài học .(SGK) III- Bài tập Bài 1/46: Em sẽ khuyên bạn trả lại tiền cho người đó, giải thích cho bạn hiểu đó không phải tiền của mình thì không được lấy, hành vi đó là vi phạm pháp luật. Bài 2/ 46: - Bình hành động như vậy là sai. - Hành vi của Bình là vi phạm pháp luật: sở hữu tài sản bất hợp pháp. - Nếu là Bình, em sẽ tìm cách trả lại cho người bị mất. Nếu không liên lạc được, em sẽ giao nộp cho công an để họ tìm cách trả lại cho người đã mất. Không vứt cũng không sử dụng tài sản đó. Bài 3/46: - Hà không có quyền được sử dụng chiếc xe đó vì đó là xe của chị Hoa nên chỉ có chị Hoa mới có quyền sử dụng. - Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng. - Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hư hỏng vì ông chủ cửa hàng đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. - Người bồi thường là ông chủ cửa hàng. Bài 4/47: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện cả 4 phẩm chất nói trên. Bài 5/47: - Vay thì trả, chạm thì đền. - Của phi nghĩa có giàu đâu Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền. - Ai ơi đừng tham của người Lấy một phải trả gấp mười về sau. - Chữ tín thay đức con người, Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay. - Của người nhọc đổ mồ hôi, Chớ vì tham đắm cướp về tay ta. |
4. Củng cố
- Thế nào là quyền sở hữu tài sản? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- Tìm hiểu quy đinh của pháp luật
- Xem trước bài 17
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 8 chuẩn khác:
- Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2
- Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
- Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)