Giáo án GDCD 7 Cánh diều Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 7 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng. Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.

- Nêu được cách ứng phó khi căng thẳng và bản thân có hành vi ứng xử phù hợp khi căng thẳng

2. Năng lực

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những tình huống gây căng thẳng để điều chỉnh hành vi.

- Năng lực phát triển bản thân:Trang bị cho bản thân những kỹ năng sống cơ bản để thích ứng, điều chỉnh và hòa nhập với cuộc sống. Tránh gặp phải tình huống tâm lí căng thẳng.

- Năng lực tự chủ và tự học:Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng sống cơ bản đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết tình huống tâm lí căng thẳng trong cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết được những tình huống tâm lí căng thẳng trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học,biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Biết bảo vệ bản thân. Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động ứng phó với tâm lí căng thẳng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, tư liệu liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về những tình huống tâm lí căng thẳng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

- Nêu được các tình huống tâm lí căng thẳng và hậu quả của những tình huống đó.

- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống tâm lí căng thẳng mà HS đã chứng kiến.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, các học sinh cùng nhau suy nghĩ về tình huống tâm lí căng thẳng  mà học sinh đã chứng kiến và đứng trước tình huống đó, các em đã làm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên mời một số học sinh đưa ra tình huống tâm lí căng thẳng mà các em đã chứng kiến và biện pháp giải quyết.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên có thể đi sâu vào 1-2 tình huống nổi bật mà học sinh đưa ra.

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học:

2. Hoạt động 2: Khám phá

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

a. Mục tiêu:

- HS nắm được những tình huống gây căng thẳng và biểu hiện cơ thể bị căng thẳng

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học