Giáo án GDCD 7 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiết 2)

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án GDCD 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức

- Hiểu một số quy định của PL về BVDSVH

- Hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá.

2. Kĩ năng

-Hình thành hành động cụ thể; biết tham gia ngăn ngừa, tuyên truyền giữ gìn, bảo vệ DSVH.

3. Thái độ

- ý thức tôn tạo, bảo vệ; Ngăn ngừa hành động xâm hại đến DSVH (cố ý,vô ý)

1. Giáo viên

- Soạn, nghiên cứu bài dạy.

- Băng hình, đèn chiếu.

2. Học sinh: Tranh ảnh về các di sản văn hoá.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………….

2. Kiểm tra bài cũ

HS1: Thế nào là di sản văn hoá? Cho VD

HS2: Di sản văn hoá vật thể khác di sản văn hoá phi vật thể ntn? Cho VD.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

Chúng ta đã học và biết được dân tộc VN có một kho tàng quý báu, rất phong phú các di sản văn hoá. Việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá có ý nghĩa ntn cũng như quy định của PL về bảo vệ các DS đó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Giới thiệu ý nghĩa và xác định trách nhiệm của mỗi CD.

- GV nêu câu hỏi:

? ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá?

GV kết luận:

+ ý nghĩa LS: Dấu ấn của sự phát triển của DT, giúp ta thấy rõ cội nguồn của DT

+ ý nghĩa văn hoá: Phản ánh giá trị đặc sắc riêng của DT Việt Nam.

+ Giá trị kinh tế-văn hoá: Ngày nay DSVH có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái đã trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, được gọi là ngành kinh tế công nghiệp không khói, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển.

+ Bảo DSVH còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay.

- HS lấy VD chứng minh.

-GV: Để làm tốt vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã ban hành Luật di sản văn hóa.

2. ý nghĩa:

- BV tài sản quý của DT

- DS VH là bằng chứng hùng hồn về LS dựng nước và giữ nước-> biết cội nguồn của DT-> nuôi dưỡng lòng tự hào DT, yêu quê hương, đất nước

- Góp phần phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Đóng góp vào kho tàng văn hoá di sản văn hoá thế giới.

- BV môi trường tự nhiên, MT sống

- GV đưa ND luật DSVH ngày 29-06-2001 lên máy chiếu. 2HS đọc.

? Em hãy nêu tóm tắt quy định của PL về BVDSVH ?

? Nêu một vài tấm gương tốt (xấu) về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá mà em biết.

- GV cho HS biết thực trạng BVDSVH ở nước ta qua thông tin sự kiện

- GV cho HS nghe Điều 272 Bộ luật hình sự

. Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH.

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

- Nhà nước bảo vệ quyền, ích lợi hợp pháp của chủ sở hữu DSVH. Chủ sở hữu DSVH có trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị DSVH.

- Nghiêm cấm:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH.

+Huỷ hoại, gây nguy cơ huỷ họai DSVH.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc DSVH.

+ Trao đổi, vận chuyển DSVH ra nước ngoài.

+ Lợi dụng bảo vệ và phát huy giá trị DSVH để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

? Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá?

- HS nêu - nhận xét.

Bảo vệ, sử dụng hợp lý, không làm trái các quy định của PL

? Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ DSVH?

Giữ gìn sạch đẹp, đi tham quan không vứt rác bừa bãi, tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật, chống mê tín dị đoan, tham gia các lễ hội truyền thống.

Hoạt động 3: Luyện tập.

- GV chiếu nội dung BT a lên máy chiếu, HS làm vào phiếu học tập.

- GV chữa bài.

II. Bài tập

Bài a/50:

- Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: (3), (7), (8), (9), (11), (12)

- Hành vi phá hoại di sản văn hoá: (1), (2), (4), (5), (6), (10), (13)

Bài b/50:

Em đồng tìn với quan điểm của bạn Dung. Vì: bạn Dung đã thực hiện đúng trách nhiệm của công dân với các danh lam thắng cảnh là đấu tranh phê phán những việc làm hư hỏng danh lam. Hơn nữa, bạn Dung không vì thú vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến quốc gia. Bạn vừa có ý thức tham quan vừa có ý thức muốn bảo vệ.

Bài c/51: HS tự sưu tầm

Bài d/51: HS tự tìm hiểu

Bài đ/51:

- Quét dọn đền, chùa.

- Thấy cổ vật xuất hiện trong nhà thì giao cho cơ quan nhà nước.

- Sưu tầm cổ vật và bàn giao lại cho nhà nước.

- Không xây dựng trái phép trên các di sản văn hóa.

Bài e/51:

+ Sáng xuất phát từ nhà, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động.

+ Đến di tích A tham quan, thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ.

+ Sau tham quan thì tổ chức dọn dẹp, phân công nhiệm vụ.

+ Sau dọn dẹp, để các đồ vật đúng vị trí ban đầu.

+ Ra về.

4. Củng cố

GV kết luận: Xã hội càng văn minh, càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến DSVH. Đó là một nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được giá trị văn hoá nói chung và DSVH nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết gìn gữ và phát huy những giá trị văn hóa đó, để làm giàu đất nước, để góp phần làm phong phú hơn văn hoá nhân loại.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Làm bài tập: b, d, e (60, 51).

- Học ôn các bài: 12, 13, 14, 15.

- Chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết.

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 7 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học