Giáo án Địa Lí 7 Cánh diều Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 7 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh học về:

- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á.

- Biết cách sử dụng bản đồ để phân tích các đặc điểm tự nhiên của từng khu vực.

2. Năng lực

- Năng lực Địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được từng khu vực của Châu Á, đặc điểm đặc trưng của mỗi khu vực.

- Năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,...

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm mảnh ghép

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

-  Có những hiểu biết đúng đắn về các khu vực của châu Á.

- Có trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bản đồ chính trị châu Á.

- Bản đồ tự nhiên của từng khu vực châu Á.

- Các hình ảnh, clip về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực châu Á.

- Phiếu học tập.

- Sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (....... phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới.

b) Nội dung: Quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi: Đây là khu vực nào của châu Á?

c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chiếu 4 hình ảnh liên quan đến châu Á, yêu cầu học sinh quan sát cho biết đây là khu vực nào của châu Á?

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh quan sát hình ảnh và ghi câu trả lời ở mỗi bức ảnh ra nháp.

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV định hướng cho các em, mở rộng nội dung để tạo tính hứng thú.

+ Khuyến khích động viên các em mạnh dạn đưa ra câu trả lời.

+ Học sinh sau khi xem xong 4 bức ảnh đưa ra câu trả lời ở  cả 4 bức ảnh.

- Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi phần trả lời, làm bài của HS.

+ Dẫn dắt vào bài mới: Thiên nhiên châu Á phân hoá vô cùng đa dạng. Không chỉ có khu vực Đông Nam Á, châu Á còn có những khu vực nào khác? Đặc điểm tự nhiên ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong ba tiết học này.

2. Hình thành kiến thức mới (75 phút)

Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á

a) Mục tiêu:

- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.

b) Nội dung: Xác định được các khu vực của châu Á trên bản đồ hình 1.

c) Sản phẩm:

- Học sinh xác định được trên bản đồ các khu vực của châu Á: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung Á.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát hình : bản đồ chính trị châu Á và thông tin trong sgk: Xác định các khu vực châu Á?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Gv: gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Hs: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hs: Trình bày kết quả.

Gv: Lắng nghe, quan sát phần chỉ bản đồ của học sinh và gọi học sinh khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

Hs: Lắng nghe, ghi bài.

1. Bản đồ chính trị châu Á

- Châu Á gồm 49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Trên bản đồ chính trị, Châu Á được phân chia thành thành 5 khu vực (Không kể phần lãnh thổ của Liên bang Nga): Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung Á.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học