Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây thanh long.

- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây thanh long.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực công nghệ:

- Trình bày được các đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh, các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long.

- Vận dụng kiến thức để thực hiện được việc trồng và chăm sóc cây thanh long ở địa phương.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

- SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

- Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS:

- SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.

- Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi mở đầu của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp chiết cành.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

Quan sát hình 6.1, em hãy cho biết quả thanh long chín sau khi cây nở hoa khoảng bao nhiêu tuần?

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời:

Đáp án: 9 đến 10 tuần.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Thanh long là một loại quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Việt Nam chúng ta, nhất là các xứ nắng và gió như Bình Thuận, Tiền Giang, Long An…Loại quả này mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thực phẩm và mức độ phổ biến rộng rãi. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây thanh long, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh

a) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây thanh long.

b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh theo nội dung SGK tr.28, 29 và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây thanh long.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhóm 1, 2

Trình bày các đặc điểm thực vật học của cây thanh long vào bảng nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

1. Quang hợp xảy ra ở bộ phận nào của cây thanh long?

2. Dựa nào đặc điểm thực vật học của cây thanh long, giải thích vì sao quang hợp xảy ra ở bộ phân này.

Nhóm 3, 4

Trình bày các yêu cầu ngoại cảnh của cây thanh long vào bảng nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

3. Cây thanh long mọc từ hạt có đặc điểm gì khác cây giâm từ cành?

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

4. Liên hệ với đặt điểm khí hậu địa phương em với yêu cầu ngoại cảnh của cây thanh long có trồng được ở địa phương em không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

I. Đặc điểm thực vật học

1. Bộ rễ

- Rễ địa sinh: phát triển từ lõi cây, phân bố ở tầng đất 0-30cm, hút chất dinh dưỡng.

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

- Rễ khí sinh: mọc dọc theo thân trong không khí, bám vào trụ giúp cây leo lên trụ đỡ.

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

2. Thân và cành

- Là cây thân mềm có ba cánh dẹp, màu xanh.

- Thân có 2 phần: phần ngoài chứa diệp lục và lõi cứng hình trụ.

- Thân chứa nhiều nước, mỗi năm mọc 3-4 đợt cành.

3. Lá

- Lá tiêu biến thành gai sát cạnh mầm ngủ có thể phân hoá thành hoa hoặc cành mới.

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học