Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Một số yếu tố gây nguy hiểm, tác động nguy hiểm và mức độ nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình chế biến thực phẩm.

- Cách phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong quá trình chế biến thực phẩm.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học hỏi, hỗ trợ, hợp tác với nhau để cùng thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Năng lực riêng:

- Trình bày được nhóm yếu tố gây nguy hiểm trong chế biến thực phẩm.

- Trình bày được động tác nguy hiểm và mức độ nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình chế biến thực phẩm.

- Trình bày được các biện pháp phòng tránh các mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình chế biến thực phẩm.

- Đánh giá được cách thức thực hiện an toàn lao động trong chế biến thực phẩm ở gia đình HS.

3. Phẩm chất

- Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát để đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.

- Tò mò, ham học, chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu mở rộng kiến thức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.

- Đọc trước bài học trong SGK và trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS hình dung sơ lược nội dung bài học, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số hoạt động chưa đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những yếu tố chưa đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm ở hình 5.1.

Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, quan sát kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

Gợi ý trả lời:

+ Bếp nấu ăn và bánh mì đang bị cháy.

+ Dây điện để dưới sàn nhà gần chỗ máy giặt bị rò rỉ nước.

+ Lò nướng để mở khi còn cắm điện và còn quá nóng.

+ Tủ để chất tẩy rửa hoá học không đóng kín.

+ Thùng đựng rác để hở gây mất vệ sinh.

+ Thú nuôi ăn và đi lại trong bến gây nguy hiểm cho người và thú.

+ Dao để sát phía mặt ngoài sàn bếp

+ Ổ cắm có nhiều phích cắm các thiết bị có công suất lớn.

+ Lò vi sóng, ngăn kéo tủ bị mở khi không có người sử dụng.

+ Thuốc lá đang cháy cạnh giấy báo dễ gây cháy.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số yếu tố nguy hiểm trong chế biến thực phẩm.

a) Mục tiêu: Trình bày được nhóm các yếu tố gây nguy hiểm trong chế biến thực phẩm.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 23, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Các dạng chính của yếu tố nguy hiểm và mức độ nguy hiểm trong chế biến thực phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, sau đó trình bày trước lớp: Hãy trình bày một số dạng chính của yếu tố nguy hiểm và mức độ nguy hiểm trong chế biến thực phẩm bằng cách hoàn thành bảng sau:

Nhóm yếu tố nguy hiểm

Tác động nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm

Yếu tố cơ học

Yếu tố nhiệt

Yếu tố điện

Yếu tố hoá học

Yếu tố cháy, nổ

Yếu tố không gian hẹp

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ:

1) Mùa đông, thời tiết lạnh, bạn A mang bếp than tổ ong vào trong nhà để nấu ăn và đóng kín các cửa. Em hãy chỉ ra cho bạn A yếu tố nguy hiểm của việc làm đó.

2) Vừa chiên thực phẩm xong, bạn B định đổ dầu mở nóng vào ống xả bồn rửa bát rồi xả nước. Em hãy giải thích cho bạn ấy những nguy hiểm có thể xảy ra.

I. Một số yếu tố nguy hiểm trong chế biến thực phẩm

- Yếu tố cơ học

- Yếu tố nhiệt

- Yếu tố điện

- Yếu tố hoá học

- Yếu tố không gian hẹp.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học