Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 5: Bản vẽ nhà

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được bản vẽ nhà. Nhận biết được quy trình đọc được bản vẽ nhà đơn giản..

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được bản vẽ bản vẽ nhà đơn giản.

- Đánh giá công nghệ: Đưa ra được nhận xét, đánh giá các bước trong quy trình đọc bản vẽ nhà đơn giản.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bản vẽ nhà, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ nhà.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức và kỹ năng bản vẽ nhà đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

- Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (4’)

a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về bản vẽ nhà.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi

Khi xây dựng một ngôi nhà, người thợ sử dụng bản vẽ nhà để làm gì?

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

Khi xây dựng một ngôi nhà, người thợ sử dụng bản vẽ nhà để dự toán chi phí và xây dựng ngôi nhà đúng như mong muốn.

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi

trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Thế nào là bản vẽ nhà? Bản vẽ nhà có những nội dung nào? Để đọc được các bản vẽ nhà đó cần theo quy trình nào? Để tìm hiểu nội dung trên thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về nội dung bản vẽ nhà(10’)

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm bản vẽ nhà. Trình bày được nội dung của bản vẽ nhà

b. Nội dung: Nội dung bản vẽ nhà

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi

1.Trên Hình 3.4 có các hình biểu diễn nào? Tên gọi của các hình biều diễn

Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 5: Bản vẽ nhà

2. Bản vẽ nhà cho ta biết những thông tin nào của ngôi nhà?

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1. - Mặt đứng A - A: hình chiếu đứng biểu diễn mặt trước của ngôi nhà.

- Mặt cắt B - B: hình chiếu cạnh, thể hiện các bộ phận và kích thước của ngồi nhà theo chiều cao.

- Mặt bằng: hình cắt bằng, thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng, ...

2. Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước các bộ phận của ngôi nhà; được dùng để thi công xây dựng ngôi nhà.

Bản vẽ nhà thường có các bình biểu diễn sau:

- Mặt đứng: là hình chiều đứng biểu diễn hình đạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.

- Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng... Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng,

- Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh. Mặt cắt thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

GV: Bản vẽ nhà là gì? Bản vẽ nhà có những nội dung nào?

1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

GV: Những kí hiệu nào trong bảng kí hiệu quy ước được sử dụng ở Hình 5.1?

HS: - Cửa đi một cánh tên mặt đứng và mặt bằng.

- Cửa đi bốn cánh trên mặt bằng.

- Cửa sổ đơn hai cánh trên mặt bằng.

- Sân.

I.Nội dung bản vẽ nhà

- Bản vẽ nhà là bản vẽ kỹ thuật dùng trong xây dựng

- Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn và các số liệu xác định hình dạng, kích thước các bộ phận của ngôi nhà.

- Bản vẽ nhà thường có các bình biểu diễn sau:

- Mặt đứng: là hình chiều đứng biểu diễn hình đạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.

- Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng... Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng,

- Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh. Mặt cắt thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

II.Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học