Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 7 trang 35-36

Câu C1 trang 35 VBT Vật Lí 8: Trong số các áp lực ghi ở hình dưới 7.3a và b SGK, thì áp lực là:

Lời giải:

a) Hình a: Áp lực chính là trọng lực của máy kéo.

b) Hình b: Áp lực là lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ.

1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu C2 trang 35 VBT Vật Lí 8: Điền các dấu “=”, “>”, “<” thích hợp cho các chỗ trống của bảng 7.1 SGK:

Lời giải:

BẢNG 7.1 BẢNG SO SÁNH
Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F2 > F1S2 = S1h2 > h1
F3 = F1S3 < S1h3 > h1

Giải thích:

    - Cùng diện tích bị ép như nhau, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng nó cũng càng lớn.

    - Cùng độ lớn của áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.

Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào diện tích bị ép và độ lớn của áp lực.

Câu C3 trang 35 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Kết luận

Tác dụng của áp lực càng lớn khỉ áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.

Câu C4 trang 36 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất là thay đổi áp lực và diện tích bị ép (dựa vào công thức tính áp suất p = F/S).

Muốn tăng áp suất thì phải tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Ví dụ: Lưỡi dao, lưỡi kéo thường mái sắc, mũi đinh thường thật nhọn để giảm diện tích bị ép.

Câu C5 trang 36 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Đổi S2 = 250 cm2 = 0,025 m2.

Áp suất của xe tăng lên mặt đường là:

Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 7 trang 35-36 | Giải vở bài tập Vật Lí 8

Áp suất của xe ô tô lên mặt đường là:

Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 7 trang 35-36 | Giải vở bài tập Vật Lí 8

Vậy áp suất của xe tăng lên mặt đường nhỏ hơn áp suất của ô tô lên mặt đường.

Trả lời câu hỏi ở phần đầu bài: Máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này vì: máy kéo có các bản xích giống như xe tăng, áp suất do máy kéo tác dụng xuống mặt đường nhỏ hơn so với áp suất của ô tô tác dụng xuống mặt đường.

Ghi nhớ:

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Áp suất được tính bằng công thức:

Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 7 trang 35-36 | Giải vở bài tập Vật Lí 8

trong đó: F: áp lực (N), S: diện tích bị ép (m2), P: áp suất (N/m2 hay Pa)

- Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa): 1Pa = 1 N/m2.

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 8 (VBT Vật Lí 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

bai-7-ap-suat.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học