Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 24 trang 112-113-114

1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật

BẢNG 24.1
ChấtKhối lượngĐộ tăng nhiệt độThời gian đunSo sánh khối lượngSo sánh nhiệt lượng
Cốc 1Nước50 gΔt1o = 20ot1 = 5 phútm1 = … m2Q1 = … Q2
Cốc 2Nước100 gΔt2o = 20ot2 = 10 phút

Câu C1 trang 112 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Các yếu tố được giữ giống nhau: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước).

Yếu tố được thay đổi: Khối lượng nước.

Câu C2 trang 112 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Kết luận về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn.

2. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.

Câu C3 trang 112-113 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Các yếu tố được giữ không đổi: Khối lượng và chất làm vật giống nhau.

Cách làm: Lấy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước giống nhau.

Câu C4 trang 113 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Yếu tố phải thay đổi: Độ tăng nhiệt độ của hai cốc khác nhau.

Cách làm: Thời gian đun hai cốc phải khác nhau.

BẢNG 24.2
ChấtKhối lượngĐộ tăng nhiệt độThời gian đunSo sánh độ tăng nhiệt độSo sánh nhiệt lượng
Cốc 1Nước50 gΔt1o = 20ot1 = 5 phútΔt1o = 1/2 Δt2oQ1 = 1/2 Q2
Cốc 2Nước50 gΔt2o = 40ot2 = 10 phút

Câu C5 trang 113 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Kết luận về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên càng lớn thì độ tăng nhiệt độ của vật cũng càng lớn.

3. Quan hệ nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.

BẢNG 24.3
ChấtKhối lượngĐộ tăng nhiệt độThời gian đunSo sánh nhiệt lượng
Cốc 1Nước50 gΔt1o = 20ot1 = 5 phútQ1 > Q2
Cốc 2Băng phiến50 gΔt2o = 20ot2 = 4 phút

Câu C6 trang 113 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Các yếu tố thay đổi: Chất làm vật.

Các yếu tố không thay đổi: Khối lượng và độ tăng nhiệt độ.

Câu C7 trang 113 VBT Vật Lí 8: Kết luận về quan hệ nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật:

Lời giải:

Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật.

Câu C8 trang 114 VBT Vật Lí 8: Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào phải:

Lời giải:

- Tra bảng để xác định độ lớn của nhiệt dung riêng của chất làm vật.

- Đo độ lớn của khối lượng bằng cân.

- Đo độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế.

Câu C9 trang 114 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC là:

Q = m.c(t2 – t1) = 5.380(50 - 20) = 57000J = 57 kJ.

Câu C10 trang 114 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

2 lít nước có khối lượng m1 = 2 kg.

Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng 100oC.

Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 100oC là:

Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 - 25) = 630000 J.

Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 100oc là:

Q2 = m2.C2.Δt = 0,5.880.(100 - 25) = 33000 J.

Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là:

Q = Q1 + Q2 = 630000 + 33000 = 663000 J = 663 kJ.

Ghi nhớ:

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

- Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.Δt, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (oC hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thu vào để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 8 (VBT Vật Lí 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

bai-24-cong-thuc-tinh-nhiet-luong.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học