Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 22 trang 104-105
Câu C1 trang 104 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Các đinh rơi xuống chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.
Câu C2 trang 104 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Các đinh rơi xuống theo thứ tự: từ A đến B: a, b, c, d và e.
Câu C3 trang 104 VBT Vật Lí 8: Mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB:
Lời giải:
Các đinh rơi theo thứ tự a, b, c và d chứng tỏ nhiệt năng được truyền từ phần nóng hơn sang phần ít nóng hơn (từ A sang B).
Câu C4 trang 104 VBT Vật Lí 8: Mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm 1.
Lời giải:
Các đinh gắn ở đầu các thanh rơi xuống không đồng thời.
Hiện tượng này chứng tỏ các thanh đồng, nhôm và thủy tinh dẫn nhiệt không giống nhau.
Câu C5 trang 104 VBT Vật Lí 8: So sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh:
Lời giải:
Kết quả thí nghiệm cho thấy chiếc đinh gắn ở thanh đồng rơi xuống trước, tiếp theo là đinh gắn ở thanh nhôm và cuối cùng là đinh gắn ở thanh thủy tinh. Như vậy, trong ba chất trên, đồng là chất dẫn nhiệt tốt nhất, kế đến là nhôm và cuối cùng là thủy tinh.
Câu C6 trang 104 VBT Vật Lí 8: Mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm 2.
Lời giải:
Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy.
Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét: nước là chất dẫn nhiệt kém.
Câu C7 trang 104 VBT Vật Lí 8: Mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm 3.
Lời giải:
Khi ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm chưa bị nóng chảy.
Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét: chất khí là chất dẫn nhiệt kém.
Câu C8 trang 105 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Ví dụ 1: Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy nóng tay. Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.
Ví dụ 2: Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu thò một ngón tay vào nước ta thấy ấm tay: Nước đă truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.
Ví dụ 3: Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi ta có cảm giác tay nóng lên: Thìa bạc đã truyền nhiệt từ nước nóng sang tay ta.
Câu C9 trang 105 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Nồi, xoong thường làm bằng kim loại vì: Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.
Bát đĩa thường là bằng sứ vì: Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.
Câu C10 trang 105 VBT Vật Lí 8: Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày vì:
Lời giải:
Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.
Câu C11 trang 105 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Chim thường hay đứng xù lông vào mùa đông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.
Câu C12 trang 105 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh vì kim loại là chất dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng.
Trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng vì vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ của cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.
Ghi nhớ:
- Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, hoặc từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 8 (VBT Vật Lí 8) khác:
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 22 trang 105-106: 22.1. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt ...
- Bài 22a trang 106-107 Vở bài tập Vật Lí 8: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của ...
- Bài 22b trang 107 Vở bài tập Vật Lí 8: Trong các cách sắp xếp chất dẫn nhiệt ...
- Bài 22c trang 107 Vở bài tập Vật Lí 8: Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn ...
- Bài 22d trang 107 Vở bài tập Vật Lí 8: Hãy thiết kế một thí nghiệm dùng để so sánh ...
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải bài tập Vật lý 8
- Giải sách bài tập Vật lí 8
- Lý thuyết & 300 Bài tập Vật Lí 8 (có đáp án)
- Top 36 Đề thi Vật Lí 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều