Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 10 trang 29-30

I-NHẬN BIẾT NGUỒN ÂM

Câu C2 trang 29 VBT Vật Lí 7: Kể tên một số nguồn âm:

Lời giải:

- Dây đàn khi gẩy

- Mặt trống khi đánh, chuông đồng khi gõ

- Kèn khi thổi, loa phát thanh khi đang hoạt động.

II – CÁC NGUỒN ÂM CÓ CHUNG ĐẶC ĐIỂM GÌ ?

Câu C3 trang 29 VBT Vật Lí 7: Mô tả điều mà em nhìn và nghe được khi bật sợi dây cao su:

Dây cao su rung động (dao động) và âm phát ra.

Câu C4 trang 29 VBT Vật Lí 7: Vật phát ra âm là: Cốc thủy tinh

Vật đó rung động.

Ccách nhận biết: treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc, cốc rung làm cho con lắc bấc dao động.

Câu C5 trang 29 VBT Vật Lí 7: Âm thoa dao động.

Cách kiểm tra:

- Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.

- Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.

- Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát ra âm, ta chạm một nhánh của âm thoa cào gần mép một tờ giấy thì thì thấy nước bắn tóc lên mép tờ giấy.

Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đầu dao động.

III – VẬN DỤNG

Câu C7 trang 29 VBT Vật Lí 7: Vật dao động phát ra âm thanh trong nhạc cụ đàn ghi ta là: dây đàn.

Vật dao động phát ra âm thanh trong nhạc cụ kèn là: luồng không khí (hơi thở) qua kèn

Câu C8 trang 30 VBT Vật Lí 7: Khi em thổi vào miệng lọ nhỏ, em sẽ nghe thấy tiếng kêu. Trong trường hợp này vật dao động phát ra âm là: cột không khí trong lọ.

Ghi nhớ:

Các vật dao động đều phát ra âm.

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 7 (VBT Vật Lí 7) khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

bai-10-nguon-am.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học