Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 101, 102 Luyện từ và câu | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2



Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 101, 102 Luyện từ và câu

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 101, 102 Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 2.

Bài 1 (trang 101 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc các ví dụ trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 159 - 160. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ, em hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang.

Trả lời:

Tác dụng của dấu gạch ngang Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Đoạn a : - Tất nhiên rồi.

Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy.

2) Đánh dấu phần chú thích.

Đoạn a: Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy.

- Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần.

Đoạn b : Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

3)Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Đoạn c :Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

Bài 2 (trang 102 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc mẩu chuyện Cái bếp lò (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 160), nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp dưới đây :

Trả lời:

Dấu gạch ngang Tác dụng

a) Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì ?

-(1)Chào bác ! -(2)Em bé nói với tôi.

-(1)Cháu đi đâu vậy ? -(2)Tôi hỏi em.

- Đánh dấu phần chú thích.

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

b) Các dấu gạch ngang còn lại trong mẩu chuyện dùng để làm gì ? - Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Tham khảo giải bài tập sgk Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:


tuan-34-tap-2.jsp