Giải VBT Ngữ Văn 8 Ôn dịch thuốc lá



Câu 1 (Câu 1 trang 121 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

   a. Sắc thái biểu cảm của cách dùng dấu phẩy trong nhan đề của văn bản “Ôn dịch thuốc lá”: Tác giả coi vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch. Dấu phấy đặt giữa ngăn cách để hấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó. Ngoài ra việc ngắt hai vế câu tạo sự ngắn gọn, súc tích, nhưng vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuốc.

   b. Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành "ôn dịch thuốc lá" hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch" tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.

Câu 2 (Câu 2 trang 121 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

   - Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá bởi ông cho rằng thuốc lá cũng là một loại giặc cần phải tiêu diệt. Thuộc lá không đánh như vũ bão mà nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”, tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường. Cho nên thuốc lá thậm chí còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.

   Tác dụng trong lập luận: Dẫn ra lời nói của một nhà quân sự tài ba để tạo sự đúng đắn, khách quan, chân thực cho lập luận. Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá tạo sự liên tưởng độc đáo, sáng sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị bằng lối lập luận sắc bén.

Câu 3:

Trả lời:

   a. Khói thuốc lá chứa những độc tố gây nguy hại cho sức khỏe con người:

   - Phá hủy vòm họng, phế quản, phổi, gây ho hen, viêm phế quản

   - Không cho máu, hồng cầu tiếp cận với oxi

   - Gây ung thư, các bệnh tim mạch

   - Người hít phải khói thuốc cũng bị nhiễm độc, viêm phế quản, đau tim mạch, bị ung thư.

   b. Từ nghiện thuốc lá có thể dẫn tói nhiều tệ nạn khác: Trộm cắp, ma túy.

Câu 4 (Câu 4 trang 122 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

   Tác giả đưa ra một con số tương đồng đó la tỉ lệ thanh niên hút thuốc ở nước ta ngang với tỉ lệ của thành phố Âu Mĩ. Sau đó lại đưa ra một loạt con số không tương đồng để cho ta ngầm hiểu về sự cách biệt giữa nước ta với các nước phát triển Âu – Mĩ, họ đã quyết liệt và tìm ra giải pháp còn chúng ta thì chưa. Đây là một thực trạng đáng báo động cần sớm tìm ra giải pháp và hành động. Vì thế việc so sánh như vậy nhằm khẳng định tính khẩn trương, nguy cấp trong việc giải quyết vấn đề.

Câu 5:

Trả lời:

   Những biện pháp khác:

   - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền đối với thế hệ trẻ đặc biệt ở trong nhà trường.

   - Nâng cao tính tự giác, tích cực trong việc thực hiện chiến dịch nói không với thuốc lá

   - Tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người dân bớt thời gian rảnh rỗi.

   - Nhà nước có biện pháp cứng rắn xử lí nghiêm minh tình trạng người dân hút thuốc lá.

Câu 6 (Bài luyện tập 1 trang 122 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Lứa tuổi (Nam) 11 - 15 16 – 20
Đối tượng trả lời 150 200
Vui bạn, nể bạn 40 % 60%
Thử, tò mò 70% 30%
Vì lịch sự xã giao 20% 80%
Kích thích, giải trí 40% 60%
Ra vẻ người lớn 70% 30%

   ⇒ Nhận xét: Nguyên nhân hút thuốc có thể xuất phát cả về chủ quan (tò mò, kích thích, ra vẻ người lớn) và khách quan (nể bạn, xã giao)

   Những nguyên nhân từ chủ quan xuất hiện nhiều hơn ở độ tuổi 11-15, khi ấy các em ở tuổi vị thành niên, lứa tuổi tâm sinh lí ham khám phá, chưa làm chủ được bản thân. Những người ở độ tuổi 16 – 20, tuy cũng bắt nguồn từ yếu tố chủ quan còn còn có sự ảnh hưởng nhiều hơn của yếu tố khách quan bởi độ tuổi này đã đần trưởng thành.

Câu 7 (Bài luyện tập 2 trang 122 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

   Cái chết thương tâm của chàng thanh niên Ra-pha-en đơ Rốt-sin là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với thanh niên hiện nay cũng như với các bậc phụ huynh đã dạy con chưa đúng cách. Tài sài không phải do chính bàn tay mình làm ra cho nên chàng thanh niên ấy chưa biết nâng niu, trân trọng nó. Từ một người được hưởng tài sản kếch xù vì chơi bạch phiến quá liều đã gục chết thương tâm ở vỉa hè. Điều này khiến ta vừa cảm thấy đáng thương lại vừa đáng trách. Những bậc làm cha mẹ cũng hãy biết dạy con đúng cách, biết quý trọng đồng tiền, dạy con cách làm ra và trân trọng lấy nó thay vì cho chúng được hưởng sẵn thành quả.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học