Giải VBT Ngữ Văn 8 Bài toán dân số



Câu 1:

Trả lời:

- Chủ đề chính: Gia tăng dân số - một vấn đề đáng báo động

- Phương thức thể hiện chủ yếu: Thuyết minh.

Câu 2 (Câu 1 trang 131 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Văn bản chia làm 3 phần:

   + Phần 1 ( từ đầu … sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

   + Phần 2 ( tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới:

   • Câu chuyện về một bài toán cổ

   • Mối quan hệ giữa bài toán với sự gia tăng dân số

   • Thực trạng gia tăng dân số hiện nay

   + Phần 3 ( còn lại): tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.

Câu 3:

Trả lời:

Điểm mấu chốt đã dẫn tác giả tới “một thoáng liên tưởng” từ câu chuyện kén rể của nhà thông thái thời cổ đại đến vấn đề bùng nổ dân số thời hiện đại đó là những con số kinh khủng của bài toán cổ giống với việc phát triển dân số, điều đó đã làm tác giả “sáng mắt ra”

Câu 4 (Câu 4 trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích:

   + Khẳng định rằng phụ nữ ở sinh nhiều con hơn nhưng nước phát triển dẫn tới tỉ lệ gia tăng dân số mạnh

   + Sự gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ gia tăng dân số càng nhanh tốc độ phát triển kinh tế càng giảm.

- Những nước châu Phi: Nê-pan; Ru-an-da; Tan-da-ni-a; Ma-đa-gát-xca. Những nước châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.

- Các nước châu Á, và châu Phi có phát triển kinh tế chậm, nghèo và tỉ lệ gia tăng dân số.

⇒ Sự phát triển xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của dân số.

Câu 5:

Trả lời:

- Nghệ thuật dẫn dắt vấn đề: Từ một câu chuyện kể tưởng chừng không liên quan đi tới bài toán về dân số

- Sự hấp dẫn và lí thú trong trong hệ thống lập luận: Hệ thống lập luận không phải là những lí lẽ khô khan mà tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình khi lập luận. Từ chỗ “ai mà tin được” đến chỗ “sáng mắt ra”, từ những liên tưởng gần qua các con số kinh khủng đến những liên tưởng xa đó là sự tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.

⇒ Cách lập luận không chỉ chặt chẽ, thuyết phục mà còn cho thấy được thái độ, cách đánh giá của chính tác giả.

Câu 6 (Bài luyện tập 1 trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

- Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số đó là con đường giáo dục.

- Bởi lẽ:

   + Giáo dục giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của chính người dân, đôi khi sự gia tăng dân số bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của mỗi người.

   + Khi đã có nhận thức, họ sẽ có sự chuyển biến trong hành động và việc làm

Câu 7:

Trả lời:

Câu nói này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân số đối với tương lai của nhân loại. Chúng ta hãy thử hình dung khi đất đai vẫn như thế mà con người thì ngày càng tăng lên, cuộc sống đất chật người đông chen chúc khiến con người sống ngột ngạt, tù túng hơn, Đặc biệt vấn đề dân số sẽ kéo theo áp lực của vấn đề việc làm và nhà ở, rồi sau này cuộc sống của con cháu chúng ta sẽ ra sao khi những vấn đề xã hội ấy ngày càng trở nên nhức nhối, áp lực. Chính vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải có biện pháp để ngăn chặn việc bùng nổ dân số.

Câu 8:

Trả lời:

- Theo tài liệu của tổng điều tra dân số ngày 1 – 4 – 2009, tổng dân số Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,5 triệu người so với 10 năm trước đây.

- Sự gia tăng này rất đáng lo ngại, báo động cho tình trạng bùng nổ dân số.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học