Giải VBT Ngữ Văn 8 Nước Đại Việt ta



Câu 1 (Câu 2 tr.69 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Qua hai câu đầu của bài cáo, ta có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa đó là đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, vì dân diệt trừ kẻ tàn bạo

b. Người dân mà tác giả nói tới là: đó là nhân dân Đại Việt

- Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là bọn phong kiến phương Bắc

c. Do đó, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tuy tiếp thu từ Nho giáo nhưng mang tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.

Câu 2 (Câu 3 tr.69 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố: nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử các triều đại, con người.

b. Vì vậy, có thể nói, ý thức dân tộc ở đoạn trích là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài Sông núi nước Nam:

- Những yếu tố mà Nguyễn Trãi tiếp nối:

   + Lãnh thổ

   + Độc lập chủ quyền

- Những yếu tố mà Nguyễn Trãi phát triển:

   + Nền văn hiến

   + Phong tục, lịch sử các triều đại, hào kiệt

- Bởi vậy, nếu Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam thì chỉ riêng đoạn trích Nước Đại Việt ta cũng hoàn toàn xứng đáng được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta

Câu 3 (Câu 4 tr.69 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Hai nét nổi bật nhất về mặt nghệ thuật của đoạn trích đó là:

- Một số dẫn chứng tiêu biểu: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

- Tác dụng: Làm cho câu văn cân đối nhịp nhàng, ý thơ ý văn trở nên đột xuất. Nhấn mạnh những thất bại thảm hại của kẻ thù.

b. Việc sử dụng từ ngữ:

- Một số dẫn chứng tiêu biểu: Văn hiến, Bắc Nam, xây nền độc lập, đế, tham công, thích lớn, bắt sống, giết tươi.

- Tác dụng: Nổi bật về chủ quyền, lãnh thổ, truyền thống lịch sử của dân tộc.

Câu 4 (Câu 5* tr.69 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Dù là một đoạn trích, vẫn có thể xem đây là một đoạn văn nghị luận mẫu mực, vì:

Đoạn trích chỉ ra hai luận điểm rõ ràng, thứ nhất đó là khẳng định chủ quyền, quyền độc lập của dân tộc, thứ hai khẳng định sự thất bại thảm hại của kẻ thù khi xâm lược nước ta. Những luận điểm đó được chứng minh qua các luận cứ rõ ràng, thuyết phục.

b. Do những điểm trên, đoạn văn đã:

- Sử dụng thao tác lập luận chứng minh, là chính

- Tác giả có sự kết hợp chặt chẽ giữa các các luận cứ bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, rõ ràng

- Trình tự các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo thời gian, cụ thể, chính xác.

- Các quan hệ từ liên kết các ý trong câu và các đoạn văn với nhau rất hợp lí, logic “từng nghe, vậy nên”.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học