Giải VBT Ngữ Văn 8 Viết đoạn văn trình bày luận điểm



Câu 1 (Bài tập 1 tr.81 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Luận điểm của câu (a): Cần phải tránh lối viết lan man, dài dòng.

- Luận điểm của câu (b): Nhà văn Nguyên Hồng thích truyền nghề cho các bạn trẻ.

Câu 2 (Bài tập 2 tr.76 - sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

- Tác giả đã trình bày các luận cứ

   + Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

   + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

- Nhận xét về cách sắp xếp các luận cứ: Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh.

- Nhận xét về cách diễn đạt của đoạn văn: Diễn đạt cuốn hút qua cách dùng từ , hình ảnh.

Câu 3 (Bài tập 3 tr.82 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Đoạn văn triển khai luận điểm (a):

Học thì phải kết hợp làm bài tập mới hiểu bài. Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn. Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng. Làm bài tập sẽ giúp ta am hiểu hơn về kiến thức, lí thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích. Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất, những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế.

- Đoạn văn triển khai luận điểm (b):

Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề. Chính vì thế học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng bởi khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

Câu 4 (Bài tập 4 tr.82 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Các luận cứ:

- Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.

- Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.

- Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.

- Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.

Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học