Giải VBT Ngữ Văn 8 Câu cầu khiến



Câu 1 (Bài tập 1 tr.31 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Đặc điểm hình thức cho biết các câu trên là câu cầu khiến đó là sử dụng các từ cầu khiến “hãy”, “đi”, “đừng”.

- Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là “ông giáo”, câu c chủ ngữ là “chúng ta”.

- Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

   + Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.

   + Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.

   + Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.

Câu 2 (Bài tập 2 tr.32 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Các câu cầu khiến:

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

b. Các em đừng khóc.

c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

- Nhận xét về sự khác nhau của hình thức các câu:

a. Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

b. Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

c. Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

- Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến, khi có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn

Câu 3 (Bài tập 5 tr.33 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Không thể sử dụng câu " Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!" Bởi vì:

   + "Đi thôi con!" là lời giục dã, cả mẹ và con sẽ cùng thực hiện hành động rời đi.

   + "Đi đi con!" là động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình.

Câu 4:

Trả lời:

- Câu này thuộc câu cầu khiến

- Nội dung cầu khiến: Khuyên mọi người hãy cùng nhau hành động cống hiến để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học