Giải VBT Ngữ Văn 7 Sông núi nước Nam



Câu 1 (trang 50 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đọc kĩ phần phiên âm và bản dịch nghĩa. Sử dụng Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ Văn 7, tập hai.

a. Ghi lại những chữ trong bài thơ được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt và những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó mà em chưa từng gặp hoặc chưa hiểu rõ nghĩa.

b. Còn có thể đưa thêm những chữ nào trong bài thơ vào cột Yếu tố Hán Việt? Tìm một số từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đó.

Trả lời:

a. - Những chữ đã được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt: cư, quốc, thiên, thư

- Những từ ngữ lạ và khó chứa các yếu tố trên: cư nhiên, thiên thai, minh thiên, tối hậu thư,...

b. - Những chữ có thể bổ sung vào cột Yếu tố Hán Việt: tiệt nhiên, lỗ, nhữ đẳng, hành khan, thủ.

- Những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó: lỗ mãng, thủ túc,...

Câu 2 (trang 50 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Căn cứ vào số câu trong bài và số chữ trong câu, hãy xác định thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và hai bản dịch thơ được sử dụng trong SGK.

b. Cách gieo vần ở hai bản dịch thơ có gì giống và khác với cách gieo vần ở nguyên văn bài Nam quốc sơn hà?

c. Căn cứ vào gợi ý (c) ở dưới, hãy phát biểu một cách đầy đủ hơn về thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc.

Trả lời:

a. Cả ba bài đều làm hoặc dịch theo thể thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ)

b. Điểm giống nhau và khác nhau về cách gieo vần:

- Về vị trí gieo vần: cả ba bài thơ đều gieo vần chân (gieo vần ở cuối các câu).

- Về thanh của vần: trong bản phiên âm gieo thanh ngang, bản dịch thơ của Lê Thước - Nam Trân gieo thanh trắc, bản dịch của Ngô Linh Ngọc gieo thanh ngang.

Câu 3 (Bài tập 2 trang 64 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 51 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Qua bài thơ, đặc biệt qua câu thơ đầu, có thể hiểu Tuyên ngôn Độc lập là văn bản khẳng định quyền tự chủ của một dân tộc.

b. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này: Khẳng định chủ quyền toàn diện của dân tộc ta (lãnh thổ, quyền cai trị,...)

Câu 4 (trang 52 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Qua bài tập 3, có thể thấy Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về biểu ý và sự bày tỏ ý kiến ở đây rất rõ ràng, mạch lạc. Bên cạnh đó, bài thơ còn có yếu tố biểu cảm. Có thể thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả qua các từ ngữ được sử dụng, đặc biệt qua giọng điệu của từng câu thơ, Theo em, trong những biểu hiện tình cảm, cảm xúc dưới đây, biểu hiện nào là không phù hợp với nội dung bài thơ.

Trả lời:

Biểu hiện không phù hợp với nội dung bài thơ: C. Sung sướng.

Câu 5 (Bài luyện tập 1 trang 65 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 52 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- "Đế" nghĩa là vua nhưng còn có ý nghĩa cao hơn vương, điều này khẳng định người đứng đầu nước Nam cũng sánh ngang với các Hoàng đế phương Bắc về quyền lực, cũng cai quản một đất nước riêng.

- Nếu dùng từ "nhân" thì không thể khẳng định được chủ quyền toàn diện của nước Nam so với các nước phương Bắc.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học