Bài 4 trang 48 VBT Lịch Sử 6



Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)

Bài 4 trang 48 VBT Lịch Sử 6: a) Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở giai đoạn này cũng đạt được những tiến bộ và phát triển đáng kể. Em hãy lấy dẫn chứng.

    - Rèn sắt, đúc đồng

    - Gốm sứ

    - Dệt vải

    b) Hàng thủ công làm ra không những chỉ đem buôn bán, trao đổi ở trong nước mà người nước ngoài như: Trung Quốc, Gia – va (In – đô – nê - xi – a), Ấn Độ… đều đến buôn bán, trao đổi. Điều đó thể hiện điều gì?

    c) Trong các nghề thủ công nêu trên, ở quê em ngày nay còn lưu giữ được nghề gì?

    d) Theo em, chúng ta có cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống hay không? Vì sao?

Lời giải:

   a)

   - Rèn sắt, đúc đồng: Kĩ thuật rèn sắt, đúc đồng ngày càng điêu luyện. Sản phẩm làm ra phong phú.

   - Gốm sứ: Biết tráng men, vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung. Sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại: nồi, vò, bình, bát, đĩa,…

   - Dệt vải: cùng với vải bông, vải gai, vải tơ,… người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải chuối là đặc sản của Âu Lạc cũ.

   b) Điều đó thể hiện hàng hóa của nước ta chất lượng rất tốt, được các nước bên ngoài công nhận.

   c) Các làng nghề còn lưu giữ: Gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu,…

   d) Chúng ta cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống bởi đó là bản sắc, văn hóa của dân tộc ta. Là niềm tự hào của dân tộc với bạn bè quốc tế.

Các bài giải vở bài tập Lịch Sử lớp 6 (VBT Lịch Sử 6) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:


bai-19-tu-sau-trung-vuong-den-truoc-ly-nam-de.jsp


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học