Toán lớp 4 Bài 61 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trọn bộ lời giải bài tập Toán lớp 4 Bài 61 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 4 làm bài tập Toán lớp 4 Bài 61 dễ dàng hơn.

-->

Giải Toán lớp 4 Bài 61 Kết nối tri thức

Giải Toán lớp 4 Bài 61 Chân trời sáng tạo

Giải Toán lớp 4 Bài 61 Cánh diều




Lưu trữ: Giải Toán lớp 4 Bài 61: Diện tích hình bình hành (sách cũ)

Câu 1. Chơi trò chơi "thi cắt ghép hình"

Câu 2. Đọc kĩ nội dung sau nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn (sgk)

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân vơi chiều cao (cùng một đơn vị đo)

     S = a x h

(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành)

Câu 3. Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:

Toán lớp 4 Bài 61 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trả lời:

     Hình a: Diện tích hình bình hành là: S = 9 x 5 = 45 (cm2)

     Hình b: Diện tích hình bình hành là: S = 13 x 4 = 52 (cm2)

     Hình c: Diện tích hình bình hành là: S = 7 x 9 = 63 (cm2)

Câu 1. (trang 10 Toán 4 VNEN Tập 2). Tính diện tích hình bình hành biết:

     a. Độ dày đáy là 4dm, chiều cao 34cm

     b. Độ dày đáy là 4m, chiều cao là 13dm

Trả lời:

a. Độ dày đáy là 4dm, chiều cao 34cm

     Đổi: 4dm = 40 cm

     Diện tích hình bình hành là:

     S = 40 x 34 = 1360 (cm2)

     Đáp số: 1360cm2

b. Độ dày đáy là 4m, chiều cao là 13dm

     Đổi: 4m = 40dm

     Diện tích hình bình hành là:

     S = 40 x 13 = 520 (dm2)

     Đáp số: 520 dm2

Câu 2. (trang 11 Toán 4 VNEN Tập 2). Nêu tên các cặp cánh đội diện trong mỗi hình sau:

Toán lớp 4 Bài 61 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trả lời:

    Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện là: AB và DC, AD và BC

    Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối diện là: EG và HK, EK và GH

    Hình tứ giác MNPQ có các cặp cạnh đối diện là: MN và QP, MQ và NP

Câu 3. (trang 11 Toán 4 VNEN Tập 2). Viết vào ô trống (theo mẫu):

Toán lớp 4 Bài 61 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trả lời:

Toán lớp 4 Bài 61 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Câu 4. (trang 11 Toán 4 VNEN Tập 2). Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b

Toán lớp 4 Bài 61 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

    P = (a + b) x 2 (a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết:

    a. a = 8cm           b= 3cm

    b. a= 10dm           b = 5dm

Trả lời:

a. a = 8cm         b= 3cm

    Chu vi của hình bình hành là:

    P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm)

    Đáp số: 22 cm

b. a = 10dm         b = 5dm

    Chu vi của hình bình hành là:

    P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm)

    Đáp số: 30dm

Câu 1. (trang 11 Toán 4 VNEN Tập 2). Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao 25dm. Tính diện tích mảnh đất đó?

Trả lời:

Diện tích của mảnh đất trồng hoa hình bình hành là:

    S = 40 x 25 = 1000 (dm2)

Đáp số: 1000 dm2

Xem thêm các bài Giải bài tập Toán lớp 4 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học