Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15.1 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 1:00 : Hãy tiến hành điều tra trong tổ theo bảng dưới đây và cho biết âm nào được mọi người trong lớp thích nghe nhất, âm nào không được thích nghe nhất.
Lời giải:
Học sinh tự thực hành rồi ghi số liệu vào bảng.
Bài 15.2 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 1:26 : Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?
A. Tiếng sấm rền.
B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Lời giải:
Đáp án: D
Âm gây ô nhiễm tiếng ồn là tiếng máy móc làm việc phát ra to,, kéo dài.
Bài 15.3 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 2:05 : Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng ?
A. Tường bê tông
B. Cửa kính hai lớp
C. Rèm treo tường
D. Cửa gỗ
Lời giải:
Đáp án: C
Vì rèm treo tường được làm từ vải và mỏng, có lỗ hở để không khí đi qua nên âm thanh có thể được truyền qua đó. Vì vậy rèm treo tường thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng.
Bài 15.4 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 2:43 : Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng.
Lời giải:
Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là:
- Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: lắp ống xả cho xe máy, treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.
- Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, đóng cửa kính.
- Hướng âm đi theo đường khác: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
Bài 15.5 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 6:08 : Một người than phiền: "Bên trái nhà tôi là một xưởng rèn, bên phải nhà tôi là nhà hàng KARAOKE. Một hôm cả hai người hàng xóm đến báo tin cùng chuyển nhà, thật mừng quá. Nhưng vài hôm sau lại nghe thấy tiếng lạch cạch, phì phò từ phía bên phải, tiếng KARAOKE từ phía bên trái! Liệu tôi phải làm thế nào?"
Em hãy khuyên người đó nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn.
Lời giải:
Những lời khuyên người đó nên làm để chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Đóng cửa, che rèm nhà mình.
- Trồng thêm các cây xanh quanh nhà.
- Yêu cầu nhà hàng xóm giảm bớt tiếng ồn.
Bài 15.6* trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 8:40 : Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?
Lời giải:
Vì tường không làm cách âm hoàn toàn nên âm phát ra trong phòng gặp tường, một phần tường bị phản xạ, một phần bị tường hấp thụ. Phần bị hấp thụ này sẽ truyền tới tai ta khi áp vào tường nhưng phần này không thể truyền tiếp ra ngoài không khí ở phòng bên cạnh được.
Khi để tai tự do trong không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh nữa.
Bài 15.7 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 11:50 : Hãy kể tên một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống?
Lời giải:
Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
- Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.
- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.
Bài 15.8 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 14:10 : Đánh dấu vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây:
Đúng | Sai | |
1. Siêu âm và hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn. | ||
2. Hơi nước trong không khí không hấp thụ âm thanh. | ||
3. Ô nhiễm tiếng ồn gây rối loạn chức năng thần kinh của con người. | ||
4. Cây xanh vừa phản xạ, vừa hấp thụ âm thanh. | ||
5. Muốn làm giảm tiếng ồn trong phòng, người ta thường làm trần nhà thật nhẵn. | ||
6. Sử dụng ô tô bằng điện ít ô nhiễm tiếng ồn hơn sử dụng ô tô chạy bằng xăng. | ||
7. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn. | ||
8. Một trong các lí do người ta làm cửa sổ có hai lớp kính là để ngăn chặn tiếng ồn. | ||
9. Gạch xây nhà thường có lỗ cho nhẹ, đỡ tốn đất làm gạch và để cách âm. | ||
10. Để tránh ô nhiễm tiếng ồn, khi tham gia giao thông không được bóp còi. |
Lời giải:
- Câu đúng: 1,3,4,6,8,9
- Câu sai: 2,5,10,7
Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- Bài 18: Hai loại điện tích
- Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
- Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều