Sách bài tập Vật Lí 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở nhiệt
Bài 21.1. Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Lời giải:
Khi rót nước nóng ra khỏi phích nước thì không khí ở ngoài tràn vào phích gặp nước nóng, không khí nở ra nên đẩy nút bật ra.
Để tránh hiện tượng này thì khi ta rót nước xong thì để 1 lát rồi mới đậy lại lúc đó không khí lạnh tràn vào gặp nóng nở ra bay lên bớt thì đậy nút không bị bật ra nữa.
Bài 21.2. Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Lời giải:
Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ
Bài 21.3. Để ghép chặt hai tấm kim loại vào nhau người ta thường dùng phương pháp tán rivê. Nung nóng đỏ đinh rivê rồi đặt nhanh vào lỗ xuyên qua hai tấm kim loại. Dùng búa tán đầu rivê còn lại cho bẹt ra. Khi nguội, đinh rivê sẽ xiết chặt hai tấm kim loại (H.21.1). Hãy giải thích tại sao?
Lời giải:
Nung nóng đỏ rivê thì rivê nở dài ra và mềm ra. DÙng rivê tán đầu còn lại cho bẹt ra. Khi nguội đinh rivê co lại , giữ chặt hai tấm kim loại
Bài 21.4. Hai chốt A và B của mạch điện tự động vẽ ở hình 21.2a và 21.2b sẽ tiếp xúc nhau khi nhiệt độ tăng hay giảm? Hãy vẽ trạng thái của các băng kẹp ở các mạch điện này khi nhiệt độ tăng
Lời giải:
Hình 21.2a: khi nhiệt độ tăng.
Hình 21.2b: khi nhiệt độ giảm.
* Hình vẽ trạng thái của băng kép ở các mạch điện khi nhiệt độ tăng:
Bài 21.5. Trước đây ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới, người ta thường sử dụng xe kéo có bánh bằng gỗ có đai sắt. Hình 21.3 là cảnh những người thợ đóng đai sắt vào bánh xe. Hãy mô tả cách làm này và giải thích tại sao phải làm như vậy?
Lời giải:
Nung nóng đai sắt cho đai nở ra để lắp vào bánh xe. Sau đó, nhúng bánh xe đã lắp đai vào nước làm cho đai co lại và siết chặt vào bánh xe.
Giải thích: Đai sắt nung nóng sẽ nở ra do hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn, khi đó vòng đai lớn hơn bánh xa và bao quanh bánh xe được. Sau đó cho vào nước sẽ bị nguội đi và co lại, kết quả vào vành đai bám chặt bánh xe hơn.
Bài 21.6*. Hình 21.4 trình bày hoạt động của bộ phận điều chỉnh lượng ga tự động trong lò đốt dùng ga khi nhiệt độ lò tăng. Hãy giải thích hoạt động của bộ phận này.
Lời giải:
Khi nhiệt độ lò cao, cả ống đồng thau và thanh thép đều nở dài ra nhưng ống đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên ống đồng dài ra nhiều hơn, kéo thanh thép nối với van xuống phía dưới, đóng bớt đường dẫn ga vào do đó lượng ga vào lò sẽ giảm và nhiệt độ của lò cũng giảm
Bài 21.7. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng
A. chất rắn nở ra khi nóng lên
B. chất rắn co lại khi lạnh đi
C. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng
D. các chất rắn khác nhau, co dãn vì nhiệt khác nhau
Lời giải:
Chọn D
Vì băng kép được tạo thành từ hai thanh kim loại khác nhau, tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Bài 21.8 . Tại sao băng kéo lại bị uốn cong như hình 21.5 khi bị nung nóng? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
A. vì băng kép dãn nở vì nhiệt
B. vì sắt và đồng dãn nở vì nhiệt khác nhau
C. vì sắt dãn nở vì nhiệt nhiều hơn đồng
D. vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt
Lời giải:
Chọn D
Sở dĩ băng kép lại bị uốn cong như hình 21.5 khi bị nung nóng là vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, khi nung nóng nó đẩy cong lên.
Bài 21.9. Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế kim loại
B. Băng kép
C. Quả bóng bàn
D. Khí cầu dùng không khí nóng
Lời giải:
Chọn C
Quả bóng bàn hoạt động dựa vào lực đàn hồi nó không hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt.
Bài 21.10. Có hai băng kép loại "nhôm – đồng" và "đồng- thép". Khi được nung nóng thì hai băng kép đều cong lại, thanh nhôm của băng thứ nhất nằm ở vòng ngoài, thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong. Hỏi cách sắp xếp các chất theo thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiệt nào dưới đây là đúng?
A. thép, đồng, nhôm
B. nhôm, đồng, thép
C. thép, nhôm, đồng
D. đồng, nhôm, thép
Lời giải:
Chọn B
Với băng kép loại "nhôm - đồng" khi được nung nóng thì hai băng kép đều cong lại, thanh nhôm của nó nằm ở vòng ngoài, vậy nhôm nở nhiều hơn đồng.
Với băng kép "đồng - thép" thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong vậy đồng nở nhiều hơn sắt. Vậy kết hợp ta có thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều là: Thép, đồng, nhôm.
Bài 21.11. Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình 21.6. Đầu C được giữ cố định. Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí nào trong hình 21.6. Biết AB và BC luôn vuông góc với nhau
A. vị trí 1 B. vị trí 2 C. vị trí 3 D. vị trí 4
Lời giải:
Chọn B
Vì khi đốt nóng thanh đồng BC sẽ dài ra vì sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, thanh đồng AB cũng bị dài ra do sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. Mà thanh đồng AB và BC luôn vuông góc với nhau nên đầu A có thể dịch chuyển đến vị trí 2.
Bài 21.12. Hình nào trong hình 21.7 vẽ đúng băng kép đồng – nhôm (Cu - Al) trước khi được nung nóng (1) và sau khi được nung nóng (2)?
Lời giải:
Chọn D
Vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn so với đồng nên mặt lõm cong về phía đồng.
Bài 21.13. Lấy kéo cắt một băng dài từ tờ giấy bạc trong bao thuốc lá (giấy bạc được cấu tạo từ 1 lớp nhôm mỏng ép dính với 1 lớp giấy). Dùng tay căng băng theo phương nằm ngang, mặt nhôm nằm ở phía dưới, rồi di chuyển băng đi lại trên ngọn lửa sao cho băng không cháy. Mô tả hiện tượng xảy ra. Giải thích
Lời giải:
Băng giấy bạc bị cong về phía mặt giấy. Vì băng giấy bạc có cấu tạo như băng kép – bạc nở vì nhiệt nhiều hơn giấy nên cong về phía giấy
Bài 21.14. Người ta thường thả “đèn trời” trong các dịp lễ hội. Đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn (hoặc 1 vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “ đèn trời” có thể bay lên cao?
Lời giải:
Khi đốt đèn lên, không khí trong đèn nóng lên, nở ra, khí nhẹ bay lên cao, khí lạnh phía dưới lùa vào chiếm chỗ và tạo ra luồng gió đẩy đèn từ dưới lên.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 6 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 22: Nhiệt kế - Thang nhiệt độ
- Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Bài 28-29: Sự sôi
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải VBT Vật Lí 6
- Lý thuyết - Bài tập Vật Lí 6 (có đáp án)
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều