Bài VII.1, VII.2, VII.3, VII.4, VII.5, VII.6 trang 94 Sách bài tập Vật Lí 11



Bài VII.1 trang 94 Sách bài tập Vật Lí 11: Ga-li-lê là người đầu tiên chế tạo kính thiên văn để quan sát bầu trời. Nhà bác học này có sáng kiến dùng thấu kính hội tụ làm vật kính và thấu kính phân kì làm thị kính. Có hai phiên bản:

Phiên bản đầu gồm thấu kính hội tụ tiêu cự f1 = 1,33m và thấu kính phân kì tiêu cự f2 = −94mm.

Phiên bản thứ hai gồm thấu kính hội tụ tiêu cự f1 = 980mm và thấu kính phân kì tiêu cự f2 = −47,5mm.

Bằng cách lập công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực, hãy cho biết thông số này của kính thiên văn ở phiên bản thứ hai lớn gấp bao nhiêu lần phiên bản đầu?

A. 3 lần. 

B. 2,5 lần.

C. 2 lần.

D. 1,5 lần.

Lời giải:

G 1 = f 1 f 2 = 1, 33.10 3 94 =14,14

G 2 = f 1 f 2 = 980 47,5 =20,63

G 2 =1,5 G 1

Đáp án D

Bài VII.2 trang 95 Sách bài tập Vật Lí 11: Một người nhìn trong không khí thì không thấy rõ các vật ở xa. Lặn xuống nước hồ bơi lặng yên thì người này lại nhìn thấy các vật ở xa. Có thể kết luận ra sao về mắt người này?

A. Mắt cận.

B. Mắt viễn.

C. Mắt bình thường (không tật).

D. Mắt bình thường nhưng lớn tuổi (mắt lão).

Lời giải:

Một người nhìn trong không khí thì không thấy rõ các vật ở xa. Lặn xuống nước hồ bơi lặng yên thì người này lại nhìn thấy các vật ở xa. Có thể kết luận mắt bị cận.

Đáp án A

Bài VII.3 trang 95 Sách bài tập Vật Lí 11: Kính "hai tròng" phần trên có độ tụ D1 > 0 và phần dưới có độ tụ D2 > D1. Kính này dùng cho người có mắt thuộc loại nào sau đây ?

A. Mắt lão.     B. Mắt viễn

C. Mắt lão và viễn.     D. Mắt lão và cận.

Lời giải:

Kính "hai tròng" phần trên có độ tụ D1 > 0 và phần dưới có độ tụ D2 > D1.

Kính này dùng cho người có mắt lão và viễn.

Đáp án C

Bài VII.4 trang 95 Sách bài tập Vật Lí 11: Bộ phận có cấu tạo giống nhau ở kính thiên văn và kính hiển vi là gì ?

A. Vật kính.

B. Thị kính.

C. Vật kính của kính hiển vi và thị kính của kính thiên văn.

D. Không có.

Lời giải:

Bộ phận có cấu tạo giống nhau ở kính thiên văn và kính hiển vi là thị kính vì đều là kính lúp.

Đáp án B

Bài VII.5 trang 95 Sách bài tập Vật Lí 11: Trong công thức về số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực G = δD f 1 f 2 thì đại lượng δ là gì?

A. Chiều dài của kính.

B. Khoảng cách F1’F2

C. Khoảng cực cận của mắt người quan sát.

D. Một đại lượng khác A, B, C

Lời giải:

Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: G = δD f 1 f 2

Trong đó: δ= F 1 ' F 2 được gọi là độ dài quang học.

Đáp án B

Bài VII.6 trang 96 Sách bài tập Vật Lí 11: Công thức về số bội giác G= f 1 f 2 của kính thiên văn khúc xạ áp dụng được cho trường hợp ngắm chừng nào?

A. Ở điểm cực cận.

B. Ở điểm cực viễn.

C. Ở vô cực (hệ vô tiêu)

D. Ở mọi trường hợp ngắm chừng vì vật luôn ở vô cực.

Lời giải:

Công thức về số bội giác G= f 1 f 2 của kính thiên văn khúc xạ áp dụng được cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

Đáp án C

Các bài giải sách bài tập Vật Lí 11 (SBT Vật Lí 11) khác:


bai-tap-cuoi-chuong-7.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học