Bài 25.1, 25.2, 25.3, 25.4, 25,5. 25.6 trang 63 Sách bài tập Vật Lí 11



Bài 25.1 trang 63 Sách bài tập Vật Lí 11: Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?

A. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi có sự biến thiên của dòng điện trong mạch đó.

B. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.

C. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện xoay chiều chạy qua mạch đó.

D. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện không đổi chạy qua mạch đó.

Lời giải:

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng từ xảy ra trong mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biên thiên của cường độ dòng điện trong mạch. ⇒ D sai.

Đáp án D

Bài 25.2 trang 64 Sách bài tập Vật Lí 11: Câu nào dưới đây nói về suất điện động tự cảm là không đúng?

A. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.

B. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm, có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.

C. Là suất điện động được sinh ra bởi dòng điện không đổi trong mạch kín.

D. Là suất điện động xuất hiện trong một cuộn cảm, khi có dòng điện xoay chiều chạy qua.

Lời giải:

Suất điện động tự cảm là suất điện động sinh ra khi dòng điện biến thiên.

Đáp án C

Bài 25.3 trang 64 Sách bài tập Vật Lí 11: Câu nào dưới đây nói về hệ số tự cảm của ống dây điện là không đúng?

A. Là một hệ số đặc trưng cho mức độ tự cảm của mạch điện.

B. Là một hệ số xác định mối quan hệ giữa suất điện động tự cảm trong mạch và tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện chạy trong mạch đó.

C. Là một hệ số tính theo công thức L = i Φ và đo bằng đơn vị Henry (H).

D. Hệ số tự cảm của ống dây điện dài được tính theo công thức: L=4π .10 7 . N 2 l S

Lời giải:

Hệ số tự cảm L chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín có công thức L=4π .10 7 . N 2 l S

Đáp án C

Bài 25.4 trang 64 Sách bài tập Vật Lí 11: Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,10 H. Khi cường độ dòng điện trong nó biến thiên đều 200 A/s, suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm này có độ lớn là

A. 10V     B. 20V

C. 0,10kV    D. 2,0kV

Lời giải:

Áp dụng công thức tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây: e tc =L Δi Δt

⇒ Độ lớn của suất điện động tự cảm: e tc =0,1.200=20V

Đáp án B

Bài 25.5 trang 64 Sách bài tập Vật Lí 11: Khi dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong thời gian 10 ms, thì suất điện động tự cảm trong cuộn cảm có giá trị trung bình là 64 V. Xác định độ tự cảm của cuộn cảm này.

A. 32 mH.     B. 40 mH.     C. 250 mH.    D. 4,0 H.

Lời giải:

Áp dụng công thức tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây: e tc =L Δi Δt , suy ra hệ số tự cảm: L= e tc .Δt Δi = 64.10.10 4 16 =40mH

Đáp án B

Bài 25.6 trang 65 Sách bài tập Vật Lí 11: Năng lượng từ trường tích luỹ trong cuộn cảm có độ tự cảm 2,0 mH khi có dòng điện cường độ 10 A chạy trong cuộn cảm là

A. 50.10-3J.    B. 100 mJ.    C. 1,0 J.    D. 0,10 kJ.

Lời giải:

Năng lượng từ trường:

W= 1 2 L i 2 =0, 5.2.10 3 .10 2 =100mJ

Đáp án B

Các bài giải sách bài tập Vật Lí 11 (SBT Vật Lí 11) khác:


bai-25-tu-cam.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học