Bài tập tự luận trang 104 SBT Sinh học 8

Bài 1 trang 104 SBT Sinh học 8: hân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.

Lời giải:

Có thể phân biệt cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng qua sơ đồ sau :

Bài tập tự luận trang 104 SBT Sinh học 8 | Giải sách bài tập Sinh học 8 hay nhất tại VietJack

Sai khác cơ bản giữa hai cung phản xạ này là :

- Cung phản xạ vận động có đường thần kinh li tâm là nơron đi thẳng từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng (các cơ vân).

- Cung phản xạ sinh dưỡng, đường thần kinh li tâm từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng bao gồm 2 nơron là nơron trước hạch và nơron sau hạch liên hệ với nhau tại hạch thần kinh sinh dưỡng.

Bài 2 trang 104 SBT Sinh học 8: So sánh bộ phận thần kinh giao cảm với bộ phận thần kinh đối giao cảir. và nêu rõ mối quan hộ giữa hai bộ phận thần kinh trong hoạt động của hộ thần kinh sinh dưỡng.

Lời giải:

Bảng so sánh dưới đây sẽ cho thấy sự khác nhau trong cấu tạo giữa hai bõ phận giao cảm và bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Bài tập tự luận trang 104 SBT Sinh học 8 | Giải sách bài tập Sinh học 8 hay nhất tại VietJack

Mối quan hệ : Hai bộ phận giao cảm và đối giao cảm tuy có tác dụng đối lập nhau nhưng giữa chúng có sự phối hợp và tự điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng trong mọi hoạt động sinh lí của các cơ quan nội tạng (tăng cường khi có nhu cầu và giảm để trở lại hoạt động bình thường khi nhu cầu được thoả mãn).

Bài 3 trang 104 SBT Sinh học 8: Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là gì ? Nằm ở đâu trong cấu tạo của cầu mắt ? Và có cấu tạo như thế nào ?

Lời giải:

Bài tập tự luận trang 104 SBT Sinh học 8 | Giải sách bài tập Sinh học 8 hay nhất tại VietJack

Đối với cơ quan phân tích thị giác thì bộ phận thụ cảm là các tế bào cảm quang trên màng lưới thuộc lớp thứ ba trong cấu tạo của cầu mắt, lót hai phần ba phía sau mặt trong của cầu mắt.

Các tế bào cảm quang gồm hai loại : các tế bào nón và các tế bào que.

Số lượng các tế bào nón khoảng 7 000 000, phân bố chủ yếu ở điểm vàng, tập trung ở hố trung tâm. Càng xa điểm vàng số lượng các tế bào nón phân bó càng ít và nằm xen giữa các tế bào que.

Số lượng các tế bào que chiếm khoảng 130 000 000 phân bố khắp diện tích của màng lưới.

Các tế bào nón và que có đoạn ngoài áp sát vào lớp sắc tố ở màng mạch. Các tế bào này tiếp xúc với các tế bào hai cực ; đến lượt mình các tế bào hai cực lại tiếp xúc với các tế bào hạch là tế bào thần kinh thị giác mà sợi trục của chúng tập hợp thành dây thần kinh thị giác.

Một đặc điểm cấu trúc đáng lưu ý của màng lưới là:

- Mỗi tế bào nón ở hố trung tâm và điểm vàng liên hệ với một tế bào hạch thông qua một tế bào hai cực.

- Nhiều tế bào que thì chỉ tiếp cận với một tế bào hai cực-và nhiều tế bào hai cực mới tiếp xúc với một tế bào hạch.

Trung bình khoảng 114 tế bào que mới được truyền thông tin tới một tế bào hạch để thông báo về bộ phận phân tích trung ương nằm ở thuỳ chẩm của bán cầu đại não. Điều này thấy rõ qua số lượng sợi trục của tế bào hạch chỉ có khoảng 1,2 triệu sợi trong khi có tới hơn 130 triệu tế bào cảm quang.

Cấu trúc trên đây liên quan đến khả năng nhìn rõ đối tượng quan sát khi hình ảnh của vật hội tụ tại điểm vàng so với các vùng xung quanh.

Bài 4 trang 104 SBT Sinh học 8: Tính chất của tế bào nón có gì khác so với tế bào que ? Tính chất đó liên quan đến khả năng nhìn như thế nào ?

Lời giải:

Tế bào nón có ngưỡng kích thích cao, đòi hỏi ánh sáng đủ mạnh mới có khả năng hưng phấn nên có thể coi tế bào nón là tế bào nhìn ban ngày. Tế bào nón còn là tế bào tiếp nhận các kích thích về màu sắc. Có 3 loại tế bào nón tiếp nhận 3 loại màu sắc cơ bản là màu xanh lam, màu xanh lục và màu đỏ. Tuỳ theo tỉ lệ các tế bào của 3 loại khác nhau bị kích thích mà cho ta cảm nhận những màu sắc khác nhau.

Tế bào que có ngưỡng kích thích thấp, có khả năng hưng phấn với ánh sáng yếu nên có thể coi tế bào que là tế bào nhìn ban đêm, vì ban đêm, trời tối vẫn có thể nhìn được cảnh vật, tuy không thật rõ và không thấy được màu sắc của vật do ánh sáng yếu không đủ làm các tế bào nón hưng phấn, nên chỉ khi các tế bào nón tập trung ở điểm vàng tại hố trung tâm bị hưng phấn mới cho ta hình ảnh của vật rõ ràng chi tiết và cả màu sắc.

Bài 5 trang 104 SBT Sinh học 8: Tại sao muốn tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó ta lại phải chăm chú quan sát đối tượng (nghĩa là hướng trục mắt vào bộ phận cần tìm hiểu trên đối tượng nào đó từ một khoảng cách tương đối gần) ?

Lời giải:

Khi muốn quan sát, tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó, ta phải điều chỉnh cầu mắt để hướng trục mắt vào đối tượng cần tìm hiểu (một bức tranh, một pho tượng, một mẫu vật...) sao cho hình ảnh của vật hiện trên màng lưới, tại điểm vàng - nơi tập trung các tế bào nón. Với cách cấu trúc của màng lưới ở điểm vàng cho phép từng chi tiết của đối tượng mà tế bào nón thu nhận được sẽ được truyền về trung khu thị giác một cách "trung thành" qua từng tế bào hạch riêng rẽ thông qua các tế bào hai cực làm trung gian.

Bài 6 trang 104 SBT Sinh học 8: Tại sao đọc sách lâu lại mỏi mắt ? Tại sao nói "Căng mắt ra mà nhìn" ' Nằm đọc sách có hại gì ?

Lời giải:

- Đọc sách là nhìn gần, khi đó thể thuỷ tinh phải điều tiết, tăng độ cong để nhìn rõ chữ trong sách.

Sự thay đổi độ cong của thể thuỷ tinh có liên quan đến độ co dãn của cơ thể mi.

Khi cơ thể mi co, độ cong của thể thuỷ tinh tăng.

Khi cơ thể mi dãn, độ cong của thể thuỷ tinh giảm.

Sự co liên tục của cơ thể mi khi ngồi đọc sách lâu khiến ta cảm thấy "mỏi mắt" chính là mỏi cơ thể mi vì ngồi làm việc quá lâu. Lúc đó cần nghỉ, thư giãn một lúc, phóng tầm mắt ra xa cho cơ mi được thả lỏng trước khi tiếp tục đọc sách.

- Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.

- Đừng bao giờ nằm đọc sách vì khi nằm đọc sách (dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, kể cả nằm sấp chống tay mà đọc sách) khoảng cách giữa mắt luôn thay đổi có thể do mỏi tay, chưa kể nằm nghiêng khoảng cách từ sách tới hai mắt là không giống nhau. Tất cả những lí do trên khiến mắt luôn phải điều chỉnh độ xa gần, dễ dẫn tới cận thị và độ cận không đồng đều giữa hai mắt.

Bài 7 trang 104 SBT Sinh học 8: Tai gồm những bộ phận nào ? Và có chức năng gì ?

Lời giải:

Tai gồm các bộ phận : tai ngoài, tai giữa và tai trong.

- Tai ngoài có vành tai và ống tai có chức năng híứĩg âm và hướng âm.

Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bởi màng nhĩ.

- Tai giữa là một khoang xương thông với khoang miệng qua vòi nhĩ.

Trong khoang tai có chuỗi xương gồm 3 xương là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa là xương lớn nhất. Một phần xương búa dính sát vào màng nhĩ và có 1 mỏm gai gắn với cơ búa, có tác dụng điều chỉnh độ căng của màng nhĩ. Xương bàn đạp là xương nhỏ nhất trong 3 xương nói riêng và cũng là xương nhỏ nhất trong bộ xương nói chungắ Xương bàn đạp áp sát vào màng cửa bầu là màng ngăn cách khoang tai giữa với tai trong. Màng cửa bầu có diện tích chỉ bằng 1/18 diện tích màng nhĩ. Chuỗi xương tai gắn với nhau, sắp xếp theo nguyên tắc đòn bẩy và truyền sóng âm từ màng nhĩ vào màng cửa bầu làm tăng cường độ sóng âm.

- Tai trong gồm 2 bộ phận .

+ Cơ quan tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng thu nhận các kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian, tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể.

+ Ốc tai là cơ quan thu nhận các kích thích về âm thanh (sóng âm).

Tai trong là một cấu trúc phức tạp gọi là mê lộ, bao gồm cả 2 bộ phận trên. Mê lộ lại phân thành mê lộ xương ở ngoài và mê lộ màng ở trong. Cả hai thành phần trên là cấu trúc chung của tai trong. Giữa mê lộ xương và mê lộ màng chứa ngoại dịch và trong mê lộ màng chứa nội dịch.

Bài 8 trang 104 SBT Sinh học 8: Trình bày bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thính giác giúp ta thu nhận được những kích thích âm thanh cao thấp (thanh trầm), mạnh yếu (to, nhỏ).

Lời giải:

Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thính giác là các tế bào lông xếp thành 3, 4 hàng chen giữa tế bào đệm và tất cả tựa trên màng cơ sở. Màng cơ sở là màng mỏng gồm 24 000 sợi dây liên kết, chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc tai xương, có độ dài, ngắn khác nhau, ngắn nhất ở gần miệng ốc (gần cửa bầu) dài khoảng 0,04mm và dài dần khi tới đỉnh ốc là khoảng 0,5mm.

Tuỳ theo tần số dao động của sóng âm, liên quan đến âm cao hay âm thấp sẽ làm rung mạnh các dây tương ứng trên màng cơ sở và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác ở vùng gần cửa bầu hay xa cửa bầu (gần đỉnh ốc) bị hưng phấn sẽ chuyển giao cho các tế bào thần kinh thính giác truyền về trung khu thính giác nằm ở thuỳ thái dương cho ta những cảm giác tương ứng với âm phát ra từ nguồn âm. Cả tần số và cường độ sóng âm thanh đều được các tế bào thụ cảm thính giác tiếp nhận và chuyển thành xung thần kinh ở các tế bào thần kinh thính giác tương ứng truyền về các vùng phân tích trung ương của thuỳ thái dương để cho ta cảm nhận về những tác động âm.

Bài 9 trang 104 SBT Sinh học 8: Tại sao nói "Căng tai ra mà nghe". Điều đó có ý nghĩa gì ? Xảy ra khi nào ?

Lời giải:

Điều chỉnh độ căng của màng nhĩ và màng cửa bầu là nhờ các cơ búa và cơ bàn đạp. Khi âm quá nhỏ các cơ này điều chỉnh lực co làm màng nhĩ và màng cửa bầu căng nhiều như mặt trống mới căng nên ta nói "Căng tai ra mà nghe", có nghĩa là tập trung điều chỉnh độ căng của các cơ này khi âm phát ra quá nhỏ. Độ căng càng lớn khi âm càng nhỏ nhờ đó mà vản có thể nghe được.

Bài 10 trang 104 SBT Sinh học 8: Phản xạ có điều kiện là gì ? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện.

Lời giải:

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ mới được hình thành trong quá trình sống qua học tập, rèn luyện hoặc trải nghiệm trong đời sống.

Ví dụ, nghe báo gió mùa đông bắc sẽ tràn về, ta chuẩn bị áo ấm mặc thêm. Nhìn thấy bạn ăn khế, mặt nhăn lại ta cũng thấy nước bọt "ứa" ra (tiết ra).

Chuẩn bị áo ấm mặc khi trời lạnh, nước bọt tiết ra khi nhìn thấy bạn ăn khế là những phản xạ có điều kiện.

- Muốn thành lập phản xạ có điều kiện với một kích thích bất kì cần có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì (là kích thích có điều kiện) với kích thích của một phản xạ không điều kiện muốn thành lập và kích thích có điều kiện tác động trước kích thích không điều kiện của phản xạ không điều kiện vài giây. Quá trình kết hợp hai loại kích thích đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố.

Bài 11 trang 104 SBT Sinh học 8: Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện và nêu rõ mố! quan hệ giữa hai loại phản xạ này (nếu có).

Lời giải:

- Giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện có những điểm khác nhau sau :

Phản xạ có điều kiệnPhản xạ không điều kiện
1. Trả lời những kích thích bất kì (hay kích thích có điểu kiện)Trả lời những kích thích tương ứng (hay kích thích không điều kiện)
2. Được hình thành trong quá trình sống (qua học tập, rèn luyện)Bẩm sinh (sinh ra đã có không phải học tập)
3. Dễ mất khi không được củng cốBền vững
4. Không di truyền, mang tính chất cá thểĐược di truyền và mang tính chất chủng loại
5. Có số lượng không hạn địnhVới số lượng hạn chế
6. Cung phản xạ phức tạp, có hình thành đường liên hệ tạm thời.Cung phản xạ đơn giản
7. Trung ương của phản xạ nằm ở vỏ não.Trung ương nằm ở trụ não hoặc tuỷ sống

- Tuy có những khác nhau kể trên nhưng hai loại phản xạ này lại có mối quan hệ gắn kết với nhau, thể hiện ở :

+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).

Bài 12 trang 104 SBT Sinh học 8: Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện đó: với đời sống của động vật và người.

Lời giải:

- Trong đời sống của động vật nói chung và con người nói riêng, nếu chỉ có các phản xạ không điều kiện thì sẽ không thể thích nghi với những đổi thay của môi trường sống thường xuyên xảy ra. Muốn thích nghi với điều kiện sống mới để tồn tại, con người cũng như mọi động vật phải hình thành được các phản xạ mới - phản xạ có điều kiện.

Riêng đối với con người phản xạ có điều kiện còn được thành lập với tiếng nói và chữ viết. Chẳng hạn, nếu đã từng ăn mơ thì chỉ cần nói đến mơ là nước bọt đã tiết ra. Đây chính là nội dung câu truyện Tào Tháo với rừng mơ : Khi quân sĩ đang khát cháy cổ, Tào Tháo đã chỉ ra phía trước và nói : Hãy đi nhanh, sắp tới rừng mơ rồi. Ọuân sĩ nghe nói, dường như hết khát.

- Phản xạ có điều kiện đã được thành lập phải được củng cố thường xuyên, nếu không dần dần sẽ mất vì trong não xảy ra hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập, gọi là ức chế tắt dần. Nhờ ức chế tắt mà những phản xạ có điều kiện đã được thành lập nhưng không còn phù hợp với điều kiện sống đã thay đổi sẽ dần dần mất đi (bị ức chế) và được thay thế bằng các phản xạ có điều kiện mới, đảm bảo cho cơ thể thích nghi và tồn tại.

Đối với con người sống trong xã hội, việc xây dựng những nếp sống văn minh lịch sự (nếp sống có văn hoá) và loại trừ dần các thói quen xấu là cần thiết ; Trong học tập phải thường xuyên ôn tập củng cố để nắm vững, nhớ lâu kiến thức chính là việc vận dụng những hiểu biết về sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện.

Bài 13 trang 104 SBT Sinh học 8: Trình bày khả năng điều tiết của mắt (ở nơi quá sáng hay quá tối, khi vật ỏ xa và lúc lại gần). Hãy quan sát mắt mình qua hình ảnh trong gương hoặc mắt bạn ngồi đối diện lúc bình thường và khi dọi đèn pin vào mắt bạn hoặc mắt mình trong gương xem độ lớn của lỗ đồng tử thay đổi như thế nào ?

Lời giải:

Ta thấy đồng tử thu hẹp lại khi ánh sáng chiếu vào. Đó chính là sự điều tiết ánh sáng của đồng tử.

Sự co dãn của đồng tử là nhờ các cơ vòng và cơ phóng xạ.

Các cơ vòng co làm lỗ đồng tử hẹp lại dưới tác dụng của thần kinh đối giao cảm khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt đã hạn chế lượng ánh sáng vào trong cầu mắt, gây loá. Thông thường khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt, ngoài sự co đồng tử một cách tự động, ta còn nheo mắt hoặc lấy tay che mắt để tránh loá.

Ngược lại trong ánh sáng yếu (trong tối chẳng hạn) dưới ảnh hưởng của thần kinh giao cảm, các cơ phóng xạ co làm lỗ đồng tử dãn rộng để lượng ánh sáng vào đủ gây hưng phấn các tế bào cảm quang trên màng lưới trong cầu mắt.

Mặt khác tuỳ theo vật ở xa hay tiến lại gần mắt, muốn nhìn rõ vật phải thay đổi độ phồng của thể thuỷ tinh trong cầu mắt đê ảnh của vật hiện đúng trên màng lưới.

Thể thuỷ tinh căng phồng khi vật càng tiến lại gần làm tăng độ hội tụ của thể thuỷ tinh, giúp ảnh hiện rõ trên màng lưới.

Sự điều chỉnh độ cong (độ phồng) của thể thuỷ tinh để nhìn rõ vật chính là sự điều tiết của thế thuỷ tinh.

Các bài giải bài tập sách bài tập Sinh học 8 (SBT Sinh học 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

chuong-9-than-kinh-va-giac-quan.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học