Bài tập trắc nghiệm trang 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 SBT Sinh học 8
Bài 1 trang 29 SBT Sinh học 8: Tiểu cầu giảm khi
A. Bị chảy máu.
B. Bị thiếu máu.
C. Bị ngứa.
D. Cả B và C.
Đáp án A
Bài 2 trang 29 SBT Sinh học 8: Hồng cầu trong cơ thể tăng lên khi
A. Sống ở nơi có áp suất O2 thấp.
B. O2 trong máu tăng cao
C. Sống ở nơi có áp suất cao.
Đáp án A
Bài 3 trang 30 SBT Sinh học 8: Hồng cầu người có đặc điểm
A. Màu hồng vì chứa Hb. B. Hình đĩa lõm 2 mặt.
C. Không có nhân. D. Cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 4 trang 30 SBT Sinh học 8: Máu gồm các loại tế bào nào ?
A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu.
C. Tế bào tiểu cầu. D. Cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 5 trang 30 SBT Sinh học 8: Vai trò của huyết tương là
A. Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
B. Vận chuyển các chất dinh dưỡng.
C. Vận chuyển các chất thải.
D. Cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 6 trang 30 SBT Sinh học 8: Huyết tương có đặc điểm
A. Màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
B. Trong suốt, có nhân.
C. Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
D. Là phần lỏng (màu vàng nhạt), có chứa các chất dinh dưỡng, muối khoáng...
Đáp án D
Bài 7 trang 30 SBT Sinh học 8: Máu có màu đỏ thảm là máu
A. Từ phổi về tim và đi tới các tế bào.
B. Từ các tế bào về tim rồi tới phổi.
C. Có nhiều hồng cầu.
D. Có ít hồng cầu.
Đáp án B
Bài 8 trang 30 SBT Sinh học 8: Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì
A. Máu có thể lưu thông dễ dàng.
B. Máu khó lưu thông.
C. Mạch máu bị co lại.
D. Cả A và B.
Đáp án B
Bài 9 trang 30 SBT Sinh học 8: Môi trường trong có vai trò
A. Giúp tế bào trao đổi chất.
B. Giúp vận chuyển chất dinh dưỡng.
C. Giúp vận chuyển chất thải.
D. Giúp tế bào liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
Đáp án D
Bài 10 trang 31 SBT Sinh học 8: Môi trường trong liên hệ với môi trường ngoài
A. Thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết, da.
B. Thông qua huyết tương trong máu.
C. Thông qua hệ bạch huyết.
D. Cả A và B.
Đáp án A
Bài 11 trang 31 SBT Sinh học 8: Kháng nguyên là gì ?
A. Các phân tử chất rắn có sẵn trong cơ thể.
B. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.
C. Những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
D. Cả A và B.
Đáp án B
Bài 12 trang 31 SBT Sinh học 8: Kháng thể là gì ?
A. Các phân tử chất rắn có sẵn trong cơ thể.
B. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.
C. Những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
D. Cả A và B.
Đáp án C
Bài 13 trang 31 SBT Sinh học 8: Tham gia hoạt động thực bào có
A. Các bạch cầu. B. Các tiểu cầu.
C. Các hồng cầu. D. Các kháng thể.
Đáp án A
Bài 14 trang 31 SBT Sinh học 8: Huyết áp là gì ?
A. Là áp lực máu trong mạch được tạo ra khi tim co bóp.
B. Là vận tốc máu trong mạch.
C. Là sức đẩy do tim tạo ra.
D. Cả A và B.
Đáp án A
Bài 15 trang 31 SBT Sinh học 8: Khi máu vận chuyển trong hệ mạch thì
A. Huyết áp tăng dần.
B. Huyết áp giảm dần.
C. Huyết áp có thể tăng và giảm tuỳ từng thời điểm.
D. Huyết áp không thay đổi.
Đáp án B
Bài 16 trang 32 SBT Sinh học 8: Huyết áp tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch là nhờ
A. Sự co bóp của tim.
B. Sự co dãn của thành mạch mỏng với sự hỗ trợ của các van.
C. Do sức hút của lồng ngực khi hít vào.
D. Cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 17 trang 32 SBT Sinh học 8: Máu gồm ...(l)... và ...(2)... Sự trao đổi chất giữa tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài thực hiện một cách gián tiếp thông qua ...(3)...
A. Máu
B. Các tế bào máu
C. Huyết tương
Đáp án
1. B | 2. C | 3. A |
Bài 18 trang 32 SBT Sinh học 8: Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm ...(l)... Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim làm cho ...(2)... từ tâm nhĩ vào tâm thất và ...(3)...
A. Từ tâm thất vào động mạch
B. Từ tâm nhĩ vào tĩnh mạch
C. Máu được bơm theo một chiêu
D. Máu được bơm ngược chiều
E. 3 pha
Đáp án
1. E | 2. C | 3. A |
Bài 19 trang 32 SBT Sinh học 8: Hệ bạch huyết gồm ...(1)... Vai trò của hệ bạch huyết là ...(2)... thực hiện chu trình luân chuyển ...(3)... và tham gia bảo vệ cơ thể.
A. Môi trường trong của cơ thể
B. Môi trường ngoài cơ thể
C. Cùng với hệ tuần hoàn máu
D. Ngược với hệ tuần hoàn
E. phân hệ lớn và phân hệ nhỏ
Đáp án
1. E | 2. C | 3. A |
Bài 20 trang 33 SBT Sinh học 8:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Hồng cầu có cấu tạo hình đĩa lõm 2 mặt 2. Hồng cầu không có nhân 3. Trong cơ thể, số lượng hồng cầu nhiều 4. Sự kết hợp không bền chặt với C02 và 02 | A. Giúp trao đổi khí và vậnchuyển khí dễ dàng giữa phổi và tế bào. B. Làm tăng diện tích tiếp xúc với chất khí. C. Làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn. D. Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu trao đổi khí. | 1.... 2... 3.... 4.... |
Đáp án
1. B | 2. C | 3. D | 4. A |
Bài 21 trang 33 SBT Sinh học 8:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Pha nhĩ co 2. Pha nhĩ dãn 3. Pha dãn chung | A. Máu từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi vào tâm thất. B. Máu từ tâm nhĩ vào tâm thất. C. Máu từ tâm thất vào động mạch. | 1.... 2.... 3.... |
Đáp án
1. B | 2. C | 3. A |
Bài 22 trang 33 SBT Sinh học 8:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Động mạch 2. Tĩnh mạch 3. Mao mạch | A. Thích hợp với chức năng trao đổi chất với các tế bào, vì máu chảy chậm và thành mao mạch chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu mô. B. Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với áp lực nhỏ và vận tốc tương đối nhanh. C. Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với áp lực lớn, vận tốc cao. | 1.... 2.... 3.... |
Đáp án
1. C | 2. B | 3. A |
Bài 23 trang 33 SBT Sinh học 8:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Tâm nhĩ trái 2. Tâm nhĩ phải 3. Tâm thất phải 4. Tâm thất trái | A. là nơi máu được bơm tới tâm thất phải. B. là nơi máu được bơm tới vòng tuần hoàn lớn. C. là nơi máu được bơm tới tâm thất trái. D. là nơi máu được bơm tới vòng tuần hoàn nhỏ. | 1.... 2.... 3.... 4.... |
Đáp án
1. C | 2. A | 3. D | 4. B |
Bài 24 trang 34 SBT Sinh học 8:
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Động mạch 2. Tĩnh mạch 3. Mao mạch | A. Nhỏ và phân nhiều .nhánh, lòng hẹp. B. Thành có 3 lớp, có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực (trừ tĩnh mạch chủ dưới). C. Thành có 3 lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày. | 1.... 2.... 3.... |
Đáp án
1. C | 2. B | 3. A |
Bài 25 trang 34 SBT Sinh học 8:
Câu | Đúng | Sai |
1. Môi trường trong cơ thẻ gồm máu, nước mô và bạch huyết. | ||
2. Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai không có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể tương ứng. | ||
3. Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể diễn ra ngẫu nhiên. | ||
4. Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. | ||
5. Mặc dù cơ thể mất nước nhiều nhưng máu vẫn lưu thông dễ dàng. | ||
6. Môi trường trong giúp tế bào liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất. |
Đáp án
1. Đ | 2. S | 3. S | 4. Đ | 5. S | 6. Đ |
Bài 26 trang 34 SBT Sinh học 8:
Câu | Đúng | Sai |
1. Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm tim và hộ mạch. | ||
2. Thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết gồm phân hộ lớn và phân hệ nhỏ. | ||
3. Vai trò của hệ bạch huyết là vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các tế bào. | ||
4. Hệ bạch huyết gồm 2 phân hệ lớn. |
Đáp án
1. Đ | 2. Đ | 3. S | 4. S |
Bài 27 trang 35 SBT Sinh học 8: Điền dấu X vào ô phù hợp trong mỗi bảng sau
Miễn dịch tự nhiên | Miễn dịch nhân tạo | |
Miễn dịch thụ động | ||
Miễn dịch chủ động | ||
Miễn dịch bẩm sinh | ||
Miễm dịch tập nhiễm | ||
Tiêm vacxin phòng bệnh | ||
Không mắc bệnh trở lại sau khi khỏi bệnh (ví dụ : bệnh quai bị) | ||
Tiêm huyết thanh trị bệnh | ||
Mới sinh ra đã có khả năng kháng bệnh |
Đáp án
Miễn dịch tự nhiên | Miễn dịch nhân tạo | |
Miễn dịch thụ động | x | |
Miễn dịch chủ động | x | |
Miễn dịch bẩm sinh | x | |
Miễm dịch tập nhiễm | x | |
Tiêm vacxin phòng bệnh | x | |
Không mắc bệnh trở lại sau khi khỏi bệnh (ví dụ : bệnh quai bị) | x | |
Tiêm huyết thanh trị bệnh | x | |
Mới sinh ra đã có khả năng kháng bệnh | x |
Bài 28 trang 35 SBT Sinh học 8:
Hồng cầu | Bạch cầu | Tiểu cầu | |
Bảo vệ cơ thể | |||
Giúp vận chuyển các chất khí | |||
Chống cho cơ thể mất máu |
Đáp án
Hồng cầu | Bạch cầu | Tiểu cầu | |
Bảo vệ cơ thể | x | ||
Giúp vận chuyển các chất khí | x | ||
Chống cho cơ thể mất máu | x |
Các bài giải bài tập sách bài tập Sinh học 8 (SBT Sinh học 8) khác:
- Bài tập có lời giải trang 27, 28 SBT Sinh học 8: Bài 1. Vẽ sơ đồ khái quát mối ...
- Bài tập tự luận trang 29 SBT Sinh học 8: Bài 1. Bằng cách nào mà các tế bào ...
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:
- Giải bài tập Sinh học 8
- Lý thuyết & 650 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8
- Giải bài tập Sinh 8 (ngắn nhất)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- 750 Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8
- Top 24 Đề thi Sinh 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều