Bài tập 4 trang 33 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4. (trang 33 SBT Lịch Sử 8): Hãy trình bày nội dung học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Lời giải:

Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924 ( Năm Dân quốc thứ 13) .

Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho Chủ nghĩa Tam dân được ông thực hiện vào ngày 27/1/1924. Ông đặt câu hỏi : Chủ nghĩa Tam dân là gì ? “ Định nghĩa theo cách đơn giản nhất, Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “ vì “ Chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng , địa vị chính trị bình đẳng, địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “

Trước hết, ông nói về Chủ nghĩa Dân tộc. Ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc , không có chủ nghĩa dân tộc . Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc chứ chưa đạt tới dân tộc . Để bảo vệ tông tộc , người Trung Quốc sẵn sàng hy tinh cả tính mạng. Ở Trung Quốc chủ nghía dân tộc chính làchủ nghĩa quốc tộc .(tr. 53).

Vậy vì sao Trung Quốc phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc? Trung Quốc lúc bấy giờ có hơn 400 triệu người, có lịch sử văn minh hơn 4000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có những gia tộc và tông tộc, không có tinh thần dân tộc, do đó, tuy là nước lớn dân đông nhưng là một mảng cát rời rạc, là một nước ngèo nhất , yếu nhất trên thế giới hiện nay, có địa vị thấp nhất trên trường quốc tế . “ Nếu chúng ta không lưu tâm đề xướng chủ nghĩa dân tộc kết hợp 400 triệu người thành một dân tộc kiên cố, Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất nước, diệt chủng . Muốn cứu nguy, chúng ta phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc, dùng tinh thần dân tộc để cứu nước. “. “ Chủ nghĩa Dân tộc như một bảo bối giúp một quốc gia phát triển và một dân tộc sinh tồn “

Vậy Trung quốc phải làm gì để khôi phục Chủ nghĩa Dân tộc ? Ông đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc.Thứ hai , người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay , cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không tề gia , trị quốc được. Do đó người nước ngoài liền đòi tới chia nhau cai trị chung ta. Có tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được .

Bài giảng đầu tiên về Chủ nghĩa Dân quyền vào ngày 9/3/1924. Theo ông , dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dâ . Vậy chính trị là gì ? Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị . Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền . Nay nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền (tr. 162-163). Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền, tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn . ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào . Thực hiện được điều đó , 400 Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.

Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ . Ông cho rằng dân có 4 quyền ; quyền tuyển cử , quyền bãi miễn . quyền sáng chế , quyền phúc quyết . Chính phủ có 5 quyền : quyền hành chính , quyền lập pháp , quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ , như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo.

Vậy nhân dân phải quản lý chính phủ như thế nào ? Là thực hành quyền tuyển cử , quyền bãi miễn, quyền sáng chế và quyền phúc quyết. Chính phủ phải làm việc như thế nào với nhân dân ? Là thực thi quyền hành chính, quyền lập pháp , quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát .Chín quyền này cân bằng với nhau thì dân quyền mới thực hiện được. Như vậy , ông nói tới dân quyền với nội dung cốt lõi là dân chủ .

Tôn Trung Sơn không đề cao tự do cá nhân như cách mạng tư sản ở các nước phương Tây mà ông chủ trương quốc gia tự do. Tại sao chúng ta cần quốc gia tự do ? Vì Trung Quốc bị các cường quốc áp bức ,đã mất địa vị quốc gia ,không chỉ là nửa thuộc địa mà là thuộc địa bậc ha . Hiện nay Trung Quốc làm nô lệ cho hơn mười nước nên quốc gia rất không tự do. Đương nhiên quốc gia Trung Quốc được tự do thì dân tộcTrung Quốc mới thực sự tự do.

Vì sao ông không đề cao tự do cá nhân ? Xưa kia vì châu Âu rất không tự do nên cách mạng đấu tranh giành tự do. Chúng ta vì quá tự do , không có đoàn thể nên không có lực đề kháng mà thành một bãi cát rời . . . Vì là một bãi cát rời nên bị chủ nghĩa đế quốc nước ngoài xâm lược. Muốn xoá bỏ áp bức của nước ngoài thì phải xoá bỏ tự do cá nhân để kết thành đoàn thể thật vững chắc như đưa xi măng vào trộn cát rời để kết lại thành một khối đá vững chắc. Ông chủ trương muốn có tự do quốc gia thì phải đấu tranh .

Bàn về chủ nghĩa dân sinh, ông đưa ra định nghĩa ; Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội , sinh kế của quốc dân , sinh mệnh của quần chúng. Ông quan niệm chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng. Ông đặt vấn đề : Chủ nghĩa dân sinh suy cho cùng có gì khác biệt với chủ nghĩa xã hội ? Vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vẫn đề kinh tế- xã hội . Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường . . . Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều này chứng tỏ hiểu biết của ông về chủ nghĩa xã hội còn mang tính chủ quan vì ông cho rằng xây dựng chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội.Ông khẳng định , hiện nay người nghiên cứu vấn đề xã hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân của chủ nghĩa xã hội . Trước khi học thuyết Mác được truyền bá trên thế giới , chủ nghĩa xã hội được nói đến đều là lý luận cao siêu, thoát ly thực tế quá xa . Riêng Mác chuyên đi sâu vào thực tế và lịch sử , mổ xẻ phân tích đầy đủ chi tiết tình hình diễn biến kinh tế của vấn đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa xã hội khoa học.Ông đánh gía rất cao phát minh của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử: phát minh quan trọng nhất của Mác là về phương diện lịch sử là tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đêu do vật chất quy định , vật chất thay đổi thì thế giới thay đổi theo. Nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp, ông lại phê phán quan điểm của Mác .

Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản. Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc . Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời sống nhân dân , phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ. Vì chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho 400 triệu người đều hạnh phúc.

Các bài giải bài tập sách bài tập Lịch Sử 8 (SBT Lịch Sử 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 8 khác:

bai-10-trung-quoc-giua-the-ki-19-dau-the-ki-20.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học