Câu 9 trang 68 SBT GDCD 6



Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 9 trang 68 SBT GDCD 6: Nhà bà Ba gần nhà bà Tám. Hai nhà từ lâu đã có xích mích về chuyện làm ăn. Một hôm khi bà Ba đi vắng, người đưa thư đến không gặp nên nhờ bà Tám chuyển hộ bức thư cho bà Ba. Bà Tám bóc thư ra xem với ý định dò xét quan hệ làm ăn của bà Ba, sau đó không đưa thư cho bà Ba mà đốt đi. Không may đó lại là thư hẹn của bạn hàng, vì không nhận được thư nên bà Ba đã bỏ lỡ mất một hợp đồng quan trọng và bị thiệt hại đáng kể.

1/ Hành vi của bà Tám vi phạm quyền gì của công dân? Cụ thể đã vi phạm gì?

2/Hành vi đó có vi phạm đạo đức không? Vì sao?

3/ Chúng ta rút ra bài học gì qua tình huống trên?

Lời giải:

1/ Hành vi của bà Tám vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm về an toàn thư tín, điện tín. Cụ thể: bà đọc thư khi chưa được sự đồng ý của bà Ba, tự ý tiêu hủy thư gây thiệt hại nặng nề.

2/ Hành vi của bà Tám có vi phạm đạo đức. Cụ thể: vì sự ích kỉ, nhỏ nhen, đố kị mà bà Tám đã bất chấp thủ đoạn để hại bà Ba, vi phạm đạo đức kinh doanh.

3/ Kinh nghiệm rút ra được: Dù có ghét ai đi chăng nữa thì chúng ta vẫn phải tôn trọng quyền được pháp luật bảo đảm về an toàn thư tín, điện tín và các quyền khác.

Các bài giải sách bài tập GDCD 6 (SBT Giáo dục công dân lớp 6) khác:


bai-18-quyen-duoc-bao-dam-an-toan-va-bi-mat-thu-tin-dien-thoai.jsp


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học