Bài 1 trang 5 SBT Địa Lí 9



Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bài 1 trang 5 SBT Địa Lí 9:

Lời giải: Dựa vào bảng 1 em hãy cho biết:

a) Dân tộc em thuộc nhóm ngôn ngữ nào.

b) Các dân tộc nào cùng thuộc nhóm ngôn ngữ với dân tộc em.

c) Viết một đoạn văn ngắn gọn thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc em (theo trình tự, ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…)

a) Dân tộc em là dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường.

b) Các dân tộc cùng thuộc nhóm ngôn ngữ với dân tộc em: Mường, Thổ, Chứt.

c) Viết một đoạn văn ngắn gọn thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc em

Dân tộc Kinh hay còn gọi là dân tộc Việt Số dân đông nhất, chiếm 86% dân số cả nước phân bố rộng rãi khắp cả nước đặc biệt khu vực đồng bằng. Dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường cùng thuộc nhóm ngôn ngữ với dân tộc Mường, Thổ, Chứt. Trang phục: Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá. Dân tộc Kinh sống ở cả thành thị và nông thôn, ở nông thôn sống theo làng mạc, thôn xóm.

Phong tục tập quán của dân tộc Kinh nổi bật là thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung. Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng.

Xem thêm các bài giải sách Bài tập Địa Lí lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 9 khác:


bai-1-cong-dong-cac-dan-toc-viet-nam.jsp