Báo cáo thực hành: Xác định chu kì dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường sgk Vật Lí 12 nâng cao



Bài 13: Thực hành: Xác định chu kì dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường

Báo cáo thực hành: Xác định chu kì dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường

I. Mục đích thí nghiệm

+ Hiểu được phương án thí nghiệm để xác định được chu kì của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng.

+ Thực hiện được một trong hai phương án để xác định chu kì dao động của con lắc đơn.

+ Tính được gia tốc trọng trường từ kết quả thí nghiệm trên.

+ Củng cố kiến thức về dao động cơ, kĩ năng sử dụng thước đo độ dài và đồng hồ đo thời gian. Bước đầu làm quen với hiện tượng thí nghiệm ảo.

II. Cơ sở lý thuyết của phương án thí nghiệm.

+ Khái niệm về con lắc đơn, con lắc lò xo, điều kiện dao động nhỏ.

+ Các công thức về dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo.

    - Đối với con lắc đơn: s = s0cosωt; Giải bài tập Vật lý lớp 12 nâng cao

    - Đối với con lò xo: x = x0cosωt; Giải bài tập Vật lý lớp 12 nâng cao

Chú ý đến tác dụng của gia tốc trọng trường đối với dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng.

III. Tiến trình thí nghiệm

* Dụng cụ thí nghiệm.

    + Một giá đỡ cao 1m để treo con lắc, có tấm chỉ thị nằm ngang với các vạch chia đối xứng.

    + Một cuộn chỉ.

    + Một đồng hồ bấm dây (hoặc đồng hồ đeo tay có kim giây).

    + Một thước đo độ dài có độ chia tới milimét.

    + Quả nặng cỡ 20 – 50 g có móc treo.

* Tiến trình thí nghiệm.

    + Bước 1: Tạo một con lắc đơn với độ dài dây treo cỡ 75cm và quả nặng cỡ 50 g, treo lên giá đỡ sao cho dây treo gần sát với tấm chỉ thị.

    + Bước 2: Cho con lắc dao động với góc lệch ban đầu α0 < 5º và điều chỉnh sao cho mặt phẳng dao động của con lắc song song với tấm chỉ thị. Sau đó đo thời gian t để con lắc thực hiện lần lượt 20 dao động. Lặp lại hai lần để có các giá trị t1, t2. Ghi số liệu vào bảng.

    + Bước 3: Thay thế quả nặng của con lắc bằng quả nặng 20g và lặp lại thí nghiệm như bước 2 để có các giá trị t3, t4; so sánh với t1, t2.

    + Bước 4: Đổi góc lệch ban đầu α0 cỡ 10º và làm lại thí nghiệm với con lắc ở bước 3 để có các giá trị t5, t6 rồi ghi số liệu vào bảng 13.1

    + Bước 5: Từ các giá trị ti, hãy nhận xét và tìm cách tính chu kỳ T của con lắc, từ đó tính g tại nơi làm thí nghiệm. Ghi số liệu vào bảng.

IV. Kết quả thí nghiệm.

Bảng 13.1

Lần đo Độ dài Khối lượng Góc α0 t = 20T T
1 80cm 50g 36,7s 1,835s
2 80cm 50g 37,5s 1,875s
3 80cm 20g 36,2s 1,810s
4 80cm 20g 36,9s 1,845s
6 80cm 20g 38,8s 1,940s

+ Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng của con lắc m đối với chu kỳ dao động T:

    - Ta thấy T1 = 1,835s, T2 = 1,875s rất gần với giá trị T3 = 1,810s, T4 = 1,845s nên chu kỳ dao động T của con lắc đơn ko thay đổi nhiều khi thay đổi khối lượng con lắc.

    - Vậy: Chu kỳ của con lắc đơn dao động nhỏ (α < 10º) không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc.

+ Khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động đối với chu kỳ T của con lắc đơn.

    - Ta nhận thấy chu kỳ của con lắc đơn với biên độ góc nhỏ hơn 10º không thay đổi nhiều theo biên độ góc, tuy nhiên biên độ góc càng lớn thì sự chênh lệch chu kỳ càng rõ hơn.

    - Bỏ qua ma sát, sai số trong quá trình đo đạc và ghi nhận ta có thể khẳng định: Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ (α < 10º) thì coi là dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc khi đó không phụ thuộc vào biên độ dao động.

+ Kết quả tính toán chu kỳ:

    Chu kỳ: T = 1,87 ± 0,04 s

+ Kết quả tính toán gia tốc trọng trường g:

Giải bài tập Vật lý lớp 12 nâng cao

Giải bài tập Vật lý lớp 12 nâng cao

Vậy g = 9,03 ± 0,50 m/s2

Các bài giải bài tập Vật Lí 12 nâng cao Bài 13 khác:


bai-13-thuc-hanh-xac-dinh-chu-ki-dao-dong-cua-con-lac-don-hoac-con-lac-lo-xo-va-gia-toc-trong-truong.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học